Chính phủ Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng giá mua tối thiểu đối với lúa mì và gạo và mở rộng các khu vực trồng ngô trong năm nay, nhằm thúc đẩy sản lượng ngũ cốc sau khi giá tăng vọt vào năm 2020.
Các động thái, được Thủ tướng Lý Khắc Cường và cơ quan kế hoạch kinh tế nhà nước đưa ra trong báo cáo hàng năm trước quốc hội và sau khi đại dịch COVID-19 năm ngoái đã thúc đẩy sự lo lắng về tình trạng an ninh lương thực ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Thủ tướng Lý Khắc Cường nói trong báo cáo công việc năm 2021 của mình: Đảm bảo rằng người dân của chúng tôi có đủ lương thực vẫn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ chúng tôi. Chúng tôi quyết tâm đảm bảo an ninh lương thực cho 1,4 tỷ người của chúng tôi và chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể đạt được điều này.
Trung Quốc mua lúa mì và gạo, các loại ngũ cốc thực phẩm chủ yếu của họ, từ nông dân với mức giá tối thiểu khi giá thị trường giảm xuống dưới mức đó để hỗ trợ sản xuất lương thực.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã cắt giảm những mức giá hỗ trợ đó vào năm 2018 sau khi dự trữ ngũ cốc tăng giá. Tuy nhiên, năm nay họ đã nâng giá tối thiểu cho lúa mì lần đầu tiên kể từ năm 2014 trong bối cảnh tập trung mới vào an ninh lương thực.
Giá ngô tăng cao cũng đã thúc đẩy các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng nhiều lúa mì hơn, làm nguồn cung ngũ cốc bị thắt chặt.
Nhận thấy có sự cạnh tranh về đất trồng giữa đậu tương và ngô, cơ quan kế hoạch kinh tế của Trung Quốc ưu tiên diện tích ngô cao hơn và cho biết sản lượng đậu tương sẽ ổn định trong năm nay, thay đổi xu hướng tăng sản lượng lớn của những năm trước. Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ hỗ trợ sản xuất ngũ cốc trên vùng đất cằn cỗi.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc tiếp tục nỗ lực để bảo tồn đất đen màu mỡ ở phía đông bắc đồng thời bổ sung thêm nhiều đất canh tác chất lượng cao.
Trung Quốc sẽ đảm bảo nguồn cung và giá các sản phẩm nông nghiệp ổn định, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết thêm. Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết chi tiêu cho việc dự trữ ngũ cốc và dầu ăn sẽ vẫn như năm 2020, ở mức 122,5 tỷ CNY(tương đương 18,92 tỷ USD).
"Trung Quốc cần đảm bảo an ninh nguồn giống động thực vật trong 5 năm đến năm 2025, nhưng không có mục tiêu cụ thể nào được đặt ra cho việc thương mại hóa cây trồng biến đổi gen", Thủ tướng Lý Khắc Cường định hướng.
Phát biểu với các phóng viên bên lề quốc hội, Ông Tang Renjian, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, cho biết bộ này đang nghiên cứu một kế hoạch giúp ngành chăn nuôi thu hẹp khoảng cách với nước ngoài.
“Chúng tôi sẽ cố gắng giành chiến thắng trong trận chiến này trong khoảng 10 năm làm việc chăm chỉ,” Bộ trưởng Tang Renjian nói.
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cũng đang tìm kiếm sự chấp thuận của chính phủ để xây dựng một ngân hàng tế bào mầm, nơi chứa các mô sống để cải thiện sự đa dạng di truyền của gia súc và gia cầm.
Trung Quốc chủ yếu dựa vào nguồn gen nhập khẩu cho sản xuất trong các ngành thịt gà, bò sữa và thịt bò của mình.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Tang Renjian nói thêm, một ngân hàng giống cây trồng quốc gia mới sẽ được hoàn thành vào tháng 9.

Nguồn: VITIC/reuters