Giá dầu ngọt nhẹ WTI đang giao dịch tại 52,18 USD/thùng, giảm 7 cent so với đóng cửa phiên trước.

Giá dầu Brent kỳ hạn ở mức 55,06 USD/thùng, giảm 4 cent.

Các thương nhân cho biết báo cáo tồn kho dầu thô của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ phát hành cuối ngày hôm qua cho thấy dư cung tiếp tục bởi tồn kho bất ngờ tăng 4,1 triệu thùng thành 483,11 triệu thùng.

Tuy nhiên hoạt động lọc dầu Mỹ kỷ lục 17,1 triệu thùng/ngày, tăng 418.000 thùng/ngày trong tuần qua, cho thấy nhu cầu mạnh, ngăn cản giảm giá mạnh.

Ngân hàng ANZ cho biết “số liệu của EIA chỉ ra các nhà máy lọc dầu Mỹ tăng cường xử lý dầu thô, đẩy công suất hoạt động lên mức cao nhất kể từ tháng 9. Điều này cho thấy tồn kho tăng... nhiều hơn thị trường dự đoán”.

Bên ngoài nước Mỹ, chi tiết việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia như một phần nỗ lực của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nhà sản xuất khác như Nga để hạn chế dư cung.

Bất chấp một số sụt giảm nguồn cung trong tháng 2 từ Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia, Saudi Arabia nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới có thể tập trung vào việc cắt giảm sang châu Âu và Mỹ.

BMI Research cho biết tổng thể việc tuân thủ cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài OPEC dường như là tích cực ...chúng tôi tính toán việc tuân thủ cắt giảm sản lượng ở mức khoảng 73%”.

Công ty nghiên cứu này cho biết việc tuân thủ cắt giảm sản lượng đã lên kế hoạch đặc biệt mạnh giữa các thành viên của Hội đồng Hợp tác Vùng vịnh gồm Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Qatar, Bahrain và Oman.

Giới phân tích lưu ý rằng một khía cạnh của việc hợp tác cắt giảm sản lượng đã bỏ qua theo thỏa thuận, các nhà sản xuất khẳng định giảm sản lượng, không nhất thiết giảm xuất khẩu.

Trong một chỉ số khác nguồn cung cấp vẫn phong phú bất chấp việc cắt giảm sản lượng, các thương nhân đang giảm cơ hội giá dầu tăng cao hơn sau quyết định giảm sản lượng của OPEC để gửi khối lượng kỷ lục 22 triệu thùng dầu dư thừa của châu Âu và Azerbaijani sang châu Á.

Nguồn:VITIC/Reuters

 

Nguồn: Vinanet