Dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn tăng 21 cent hay 0,4% lên 49,44 USD/thùng, nhưng vẫn dưới mốc 50 USD/thùng cuối tuần trước.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 23 cent hay 0,5% lên 51,83 USD/thùng.
Các thương nhân cho biết giá tăng nhẹ là một phản ứng ngược với việc giảm giá trong 6 phiên liên tiếp trước đó.
Mặc dù giá tăng nhẹ trong ngày hôm nay, tâm lý thị trường tổng thể trở lại xu hướng giảm giá, với giá dầu Brent giảm gần 10% kể từ cuối tháng 12 bất chấp nỗ lực cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017 của OPEC và Nga.
Ngân hàng Mỹ JP Morgan cho biết trong bản thông báo thị trường dầu mỏ hàng tuần cho khách hàng “đây là bằng chứng rằng các thị trường dầu thô vẫn vật lộn để xóa dư cung”. Quan điểm của ngân hàng này với các thị trường dầu mỏ trở lại xu hướng giảm giá.
Lưu trữ trên biển lên được thấy như một chỉ số rõ ràng về các thị trường dư cung. Nó được thuyết phục khi dầu giao ngay rẻ hơn nhiều so với giao trong tương lai, điều này trở thành lợi nhuận cho các thương nhân thuê các tàu chứa dầu bán những ngày sau đó.
JP Morgan bổ sung rằng để giảm dư cung liên tục, OPEC sẽ buộc phải đổi mới và có thể tăng cường thỏa thuận nếu họ muốn giữ giá trên 50 USD/thùng.
Ngày 24/4, Nga cho biết sản lượng dầu mỏ của họ có thể tăng lên mức cao nhất trong 30 năm nếu OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC không kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung.
Số liệu của Thomson Reuters Eikon cho thấy rằng xuất khẩu dầu của Nga, không tính xuất khẩu qua đường ống, đã đạt mức cao kỷ lục 5 triệu thùng/ngày trong tháng 4, tăng 17% kể từ tháng 12/2016, trước khi việc cắt giảm được thực hiện.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet