Theo nguồn Thương trường, tại VinMart, khoai lang Nhật còn 19.800 đồng/kg; nấm đùi gà Đà Lạt 300gr có giá 33.200 đồng; kiwi xanh New Zealand giá 62.500 đồng/hộp 4 trái; cam vàng Ai Cập giảm còn 79.000 đồng/hộp 3 trái…

Tại Farmers' Market, mận đỏ ruột vàng Chile giá 189.000 đồng/kg; cam navel Ai Cập giảm còn 69.000 đồng/kg; lê Nam Phi còn 89.000 đồng/kg; táo Sekaiichi Nhật Bản có giá 299.000 đồng/kg…

Ở Big C, Cherry Mỹ mới về có giá 299.000 đồng/kg; kiwi xanh còn 95.000 đồng/kg; sầu riêng Việt giảm còn 40.000 đồng/kg; blueberry giá 59.000 đồng/125gr…
Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành nông sản sẽ tăng đáng kể cho tới năm 2025 nhờ EVFTA. Đối với mặt hàng rau củ quả, EU cũng cam kết xóa bỏ thuế khi EVFTA có hiệu lực.
Một cơ hội khác mà Hiệp định EVFTA mang lại cho ngành nông nghiệp Việt Nam là việc thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp chuyển giao công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó giúp tăng sản lượng, chất lượng nông sản, giúp nông sản Việt Nam tiến dần tới các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu.
Bộ Công Thương cho biết, để nắm bắt được các cơ hội này không phải là dễ dàng. Cửa đã mở nhưng để có thể thông hành, hàng nông sản của ta còn cần phải vượt qua nhiều rào cản như hàng rào kỹ thuật của EU về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, hay vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ…
Trên thị trường thế giới, phiên giao dịch cuối tuần, giá đậu tương và lúa mì, dầu cọ giảm trong khi giá ngô tăng lên.
Giá lúa mì tại Mỹ giảm sau khi tăng 3 phiên liên tiếp khi đồng USD tăng gây bất lợi cho thị trường xuất khẩu và dự báo mưa tại khu vực Plains Mỹ đã hỗ trợ năng suất cây trồng.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 1-3/4 US cent xuống 8,33-1/4 USD/bushel và giá lúa mì giao cùng kỳ hạn giảm 7-1/4 US cent xuống 5,08-3/4 USD/bushel. Trong khi, giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 1/4 US cent lên 3,18 USD/bushel, sau khi chạm mức thấp nhất hơn 1 tuần.
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm song có tuần tăng 3%, do hoạt động bán ra chốt lời trước kỳ nghỉ lễ Eid cuối tuần và dự báo sản lượng dầu cọ trong tháng 5/2020 tăng cao.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 51 ringgit tương đương 2,31% xuống 2.156 ringgit/tấn. Giá dầu cọ tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 20/4/2020 trong phiên trước đó và có tuần tăng thứ 2 liên tiếp.

Nguồn: VITIC tổng hợp