Thời gian gần đây, trái cây ngoại ngày càng được nhập nhiều vào Việt Nam đã trở thành xu thế khi mà kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng lên, xuất hiện nhu cầu thưởng thức các loại trái cây ngoại như táo, lê, dâu… từ các nước ôn đới, kể cả trái cây nhiệt đới của một bộ phận không nhỏ người dân.
Trái cây nhập ngoại ngày càng được nhập về nhiều vừa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng vừa là sự lựa chọn được nhiều người cho là an toàn hơn. Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT), trái cây ngoại sẽ còn tiếp tục nhập khẩu nhiều hơn khi các hiệp định thương mại FTA đi vào thực thi giữa Việt Nam với các nước châu Âu như EVFTA hay Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Trái cây từ các nước Âu, Mỹ chủ yếu nhập chính ngạch nên có đầy đủ giấy tờ kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc nhưng có thành giá cao, như kiwi vàng (New Zealand) 190.000 đồng/kg, táo Envy (New Zealand) 235.000 đồng/kg… Có những trái vốn là loại bình dân, thậm chí mọc dại ở nước ngoài nhưng được thị trường trong nước yêu thích và bán giá cao, điển hình là cherry. Cây cherry thuộc loại thân gỗ, tạo bóng mát, có chiều cao trung bình 3 - 7m, trái được người tiêu dùng Việt Nam tìm mua nhờ vị ngon và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cherry được bán tại các cửa hàng hoa quả ở Hà Nội, TPHCM với giá dao động từ 350.000 - 1.000.000 đồng/kg (tùy thời điểm).
Ngoài hệ thống cửa hàng bán trái cây ngoại, hình thức bán trên mạng cũng được khai thác tối đa.
Có một lượng lớn trái cây trong nước đang trồng như sầu riêng, chôm chôm, cam, quýt, măng cụt… cũng được nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc… Người tiêu dùng nhìn trái cây trong nước không có gì đặc sắc, lại bất an về tính an toàn nên chuộng trái cây ngoại cùng loại và điều này không phải lúc nào cũng đúng, đặc biệt với trái cây Trung Quốc. Trái cây từ quốc gia này nếu nhập khẩu chính ngạch thì còn an tâm về chất lượng, nhưng số lượng được nhập như vậy rất ít, mà chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch, không thể kiểm soát được chất lượng.
Theo lãnh đạo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), rau quả Trung Quốc nhập theo đường tiểu ngạch vào Việt Nam “sống” được nhờ núp bóng trái cây nhập khẩu từ Mỹ, Australia, New Zealand. Nhiều loại rau quả Trung Quốc còn đội lốt sản phẩm trong nước cùng loại như xoài, cam, quýt, hồng, cà rốt... và được bán với giá rẻ hơn để hút khách.
Theo đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM), đến hết tháng 11-2018, có trên 631.000 tấn trái cây ngoại nhập vào chợ. Lượng trái cây nhập từ Mỹ, Australia, New Zealand, Nhật Bản có xu hướng tăng và trái cây nhập từ Trung Quốc ngày càng giảm, nhưng hàng Trung Quốc vẫn chiếm khoảng 10% tổng lượng rau quả giao dịch, nhiều nhất là táo, nho, lê, quýt, cam, quýt, lựu, hồng, tỏi, hành...
Đại diện chợ đầu mối này cho hay, trái cây Trung Quốc nhập tiểu ngạch không đạt chuẩn về an toàn nên không còn được người tiêu dùng lựa chọn nhiều. Chúng thường được tiểu thương mua về bán tại các chợ lẻ, chợ tự phát, vỉa hè... “trộn chung” với hàng trong nước.
Theo TCHQ Việt Nam, trong tuần cuối năm 2018 và đầu năm 2019 (28/12/2018 – 3/1/2019), lượng trái cây được nhập nhiều từ các thị trường như: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan,Myanmar… với nhiều chủng loại và giá cả đa dạng.
Tham khảo giá trái cây nhập khẩu trong tuần

Chủng loại

Đơn giá

Cảng, cửa khẩu - PTTT

Nấm kim châm tươi bảo quản ở nhiêt độ: 1 độ C ( 1 thùng/ 7 Kgs)

1.12 USD/kg

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh), CIF

Nấm kim châm tươi

500 USD/tấn

Cửa khẩu Tân Thanh Lạng Sơn, DAF

Nấm kim châm tươi, xuất xứ Trugn Quốc

8.8 USD/bao

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh), C&F

Nấm đùi gà tươi

1.4076 USD/kg

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh), CFR

Đậu xanh nguyên hạt

0.735 USD/kg

Cảng VICT, C&F

Đậu xanh nguyên hạt chưa qua sơ chế còn nguyên vỏ

0.3203 USD/kg

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh), C&F

Đỗ xanh tách vỏ

160 USD/tấn

Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), DAF

Hạt đậu xanh khô, chưa tách vỏ, chưa qua chế biến khác 25kg /bao

0.895 USD/kg

Cảng xanh VIP, C&F

Hạt đậu xanh vỡ khô, chưa tách vỏ 25kg /bao

0.92 USD/kg

PTSC Đình Vũ , CIF

Củ sắn tươi

85 USD/tấn

Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kontum), DAP

Sắn tươi

130 USD/tấn

Cửa khẩu Hoàng Diệu (Bình Phước)

Củ sắn tươi

0.0774 USD/kg

Cửa khẩu Nam Giang (Quảng Nam), DAF

Quả hồ trăn khô chưa bóc vỏ.

0.1 USD/kg

Cảng Nam Đình Vũ , CIF

Hạt dẻ rang muối pistachios, 1.36 kg/bao

7.55 USD/túi

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh), CFR

Quả hồ trăn

1 USD/kg

Đình vũ Nam Hải, C&F

Quả hồ trăn (khô chưa bóc vỏ, chưa tẩm ướp gia vị, 9.8 kg/hộp).

3.2 USD/kg

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh), C&F

Hạt Macadamia chưa tách vỏ

4.9427 USD/kg

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh), CFR

Quả hạch Macadamia khô

0.3 USD/kg

Cảng Nam Đình Vũ, C&F

Hạt Mắc ca chưa bóc vỏ

0.2 USD/kg

Tân Cảng (189), CIF

Chà là khô nguyên cành chưa qua chế biến

1.75 USD/gói

Hồ Chí Minh, CIF

Sầu riêng sấy

16.8 USD/bao

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh), C&F

Quả xoài tươi đóng thùng carton

1 USD/kg

Cảng nam đình vũ, C&F

Quả xoài keo, xuất xứ: campuchia

172.637 USD/tấn

Cửa khẩu đình ba (Đồng tháp), DAF

Xoài cắt lắt, sấy khô.

2 USD/kg

Cửa khẩu Mộc bài (Tây ninh), DAP

Xoài sấy

8 USD/bao

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh), C&F

 

 

Giá trị nhập khẩu rau quả, đặc biệt là trái cây ngoại tăng mạnh những năm qua còn có lý do khác. Đó là có hiện tượng tạm nhập khẩu vào Việt Nam và sau đó tái xuất sang Trung Quốc. Việc này xuất hiện khoảng năm 2014 trở lại đây. Năm 2017, gần 0,9 tỷ USD rau quả xuất khẩu có xuất xứ từ Thái Lan được các doanh nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó tái xuất qua Trung Quốc, chiếm gần 1/4 tổng trị giá xuất khẩu rau quả, gồm nhãn, sầu riêng, măng cụt…
Trái cây Việt hiện xuất khẩu đến 60 quốc gia, vùng lãnh thổ nhưng cũng giống như nhiều ngành hàng khác, các doanh nghiệp chỉ chú trọng thị trường nước ngoài, đáp ứng đầy đủ yêu cầu chất lượng của nhà nhập khẩu và ít chú trọng thị trường trong nước.
Để cạnh tranh với trái cây ngoại nhập, doanh nghiệp trong nước có một số lợi thế. Đó là vùng nguyên liệu, nhà máy, quản lý… sẵn có ở ngay địa phương. Nhiều sản phẩm sạch đạt chất lượng, nhờ thực hiện theo chuỗi liên kết, giảm khâu trung gian nên không ngại giá thành. Vina T&T Group hiện sở hữu vùng trồng trái cây rộng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long với 3 nhà máy chế biến trái cây tại tỉnh Bến Tre và Tiền Giang. Tại đây, có rất nhiều loại trái cây đủ chuẩn xuất khẩu như chôm chôm, vú sữa, xoài, sầu riêng, dừa…
Nguồn: VITIC tổng hợp/Sài Gòn Giải phóng

Nguồn: Vinanet