Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI)  của nước này đạt 389,9 điểm hôm 25/6/2019, giảm 0,75% tương đương 2,94 điểm so với chỉ số trước đó hôm 24/6/2019.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 329,24 điểm, tăng 0,03% tương đương 0,11 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 401,37 điểm, giảm 0,87% tương đương 3,52 điểm so với chỉ số trước đó.

Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 26/6/2019 giảm phiên thứ 3 liên tiếp, do lo ngại về nguồn cung thắt chặt giảm bớt, trong khi dự kiến nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép tại Trung Quốc chậm hơn đã gây áp lực giảm giá.

Lo ngại giảm bớt về thiếu hụt quặng sắt toàn cầu đã đẩy giá giao ngay lên mức cao nhất 5 năm và giá kỳ hạn đạt mức cao đỉnh điểm trong mấy tuần qua, sau khi công ty khai thác mỏ Vale SA Brazil tiếp tục hoạt động hết công suất tại mỏ Brucutu.

Vale, công ty sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới cho biết hôm 19/6/2019, sẽ tiếp tục hoạt động hết công suất tại mỏ Brucutu trong vòng 72 giờ, sau khi tòa phúc thẩm lật lại phán quyết trước đó, tạm ngừng hoạt động trong bối cảnh lo ngại về an toàn của đập gần đó.

Nhà phân tích thuộc ANZ cho biết: “Mỏ khai thác đã khởi động trở lại và sẽ hoạt động 100% công suất”.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên giảm 2,1% xuống 789 CNY (114,52 USD)/tấn, giảm từ mức cao kỷ lục 837 CNY/tấn trong ngày 20/6/2019.

Brucutu hoạt động chỉ 1/3 công suất sau khi đóng cửa vào tháng 2/2019, khi các hoạt động của Vale chịu sự kiểm soát chặt chẽ sau vụ vỡ đập Brumadinho vào cuối tháng 1/2019.

Vale đóng cửa một số đập và đình chỉ một số hoạt động khai thác để kiểm tra an toàn, hạn chế nguồn cung quặng sắt sang Trung Quốc, nước chiếm 1/2 sản lượng thép thế giới.

Ngoài ra, giá quặng sắt còn chịu áp lực bởi dự kiến các  hạn chế sản lượng tại một số trung tâm sản xuất thép Trung Quốc, nhằm giảm lượng khí thải công nghiệp cao, SP Angel tại London cho biết.

Thành phố sản xuất thép hàng đầu – Đường Sơn, Trung Quốc – đã áp đặt các hạn chế sản lượng mới đối với các nhà sản xuất thép, một vài trong số đó sẽ phải giảm 1/2 sản lượng đến cuối tháng 7/2019.

Các hạn chế sản lượng tiếp tục củng cố giá thép kỳ hạn tại Trung Quốc, tăng phiên thứ 6 liên tiếp trong ngày thứ tư (26/6/2019).

Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 1,2% lên 4.013 CNY/tấn, cao nhất kể từ tháng 8/2011.

Giá thép cuộn cán nóng được sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng tăng 1,1% lên 3.944 CNY/tấn.

Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng tăng, với giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 0,7% lên 1.385 CNY/tấn và than cốc tăng 1,5% lên 2.104 CNY/tấn.

Các thông tin khác:

Thép OCTG: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 4/2019 nước này xuất khẩu tổng cộng khoảng 14.000 tấn thép ống dẫn dầu (OCTG), giảm 18,9% so với tháng trước đó và cũng giảm 49,8% so với tháng 4/2018.

Trong số đó, xuất khẩu sang Canada chiếm phần lớn đạt 9.600 tấn, giảm so với 10.900 tấn tháng 3/2019 và 19.000 tấn tháng 4/2018. Xuất khẩu sang các nước khác ít hơn 1.000 tấn.

Thép không gỉ: Giá thép không gỉ châu Âu giảm do nhu cầu và hạn ngạch nhập khẩu mới nhất của EU đối với thép kể từ ngày 1/7/2019 giảm.

Dự kiến EU sẽ đối đầu với một số lượng lớn thép cuộn cán nguội không gỉ nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan (TQ), Ấn Độ, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia và Việt Nam.

Từ ngày 2/2 đến 30/6, chỉ có hạn ngạch nhập khẩu châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia ở mức tối đa. Tỉ lệ sử dụng hạn ngạch của Đài Loan đạt 97% tính đến 21/6/2019, bởi vậy Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia có thể sử dụng hạn ngạch còn lại.

Nhu cầu thị trường giảm do suy thoái kinh tế tại châu Âu. Hầu hết các thương nhân đối mặt với sự suy giảm nhu cầu và áp lực cạnh tranh nhập khẩu, bởi vậy họ có thể chỉ cắt giảm giá sản phẩm và giảm sản xuất để giảm thị phần thị trường.

Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: vinanet