Doanh số này là dấu hiệu mới nhất về sự phụ thuộc ngày càng tăng của chính phủ Venezuela với Nga khi Mỹ thắt chặt thòng lọng tài chính quanh Maduro, người được mô tả là một độc tài.
Với nền kinh tế đang quay cuồng với suy thoái nhiều năm và sản lượng dầu thô sụt giảm mạnh, Venezuela đã vật lộn với tài chính cho nhập khẩu và chi tiêu của chính phủ trước khi Washington áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt với công ty dầu nhà nước PDVSA trong tháng 1/2019.
Dầu mỏ chiếm hơn 90% xuất khẩu từ quốc gia OPEC này và là doanh thu chính của chính phủ. Maduro đã cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành cuộc chiến tranh kinh tế chống lại Venezuela.
Kể từ tháng 1/2019, chính quyền Maduro đã đàm phán với các đồng minh tại Moscow về cách thức để tránh một lệnh cấm các khách hàng thanh toán cho PDVSA bằng đồng USD. Nga đã công khai cho biết các lệnh trừng phạt của Mỹ là không hợp pháp và sẽ làm việc với Venezuela để vượt qua điều này.
Theo kế hoạch, công ty dầu nhà nước PDVSA của Venezuea bắt đầu chuyển hóa đơn bán dầu của họ cho Rosneft.
Công ty năng lượng khổng lồ của Nga đã thanh toán ngay cho PDVSA với một mức chiết khấu so với giá bán - tránh khung thời gian thường lệ 30 tới 90 ngày để hoàn thành các giao dịch dầu - và thu thập toàn bộ số tiền sau đó từ khách hàng.
Các công ty năng lượng lớn như Reliance Industries của Ấn Độ - khách hàng thanh toán bằng tiền mặt lớn nhất của PDVSA - được yêu cầu tham gia cơ chế này bằng cách thanh toán cho Rosneft tiền dầu mua của Venezuela.
Rosneft (vốn đầu tư mạnh tại Venezuela dưới thời Tổng thống Vladimir Putin) đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Nga đã cho Venezuela vay gần 16 tỷ USD kể từ năm 2006 (đang được trả nợ bằng dầu mỏ) và cũng có cổ phần đáng kể trong các dự án dầu mỏ, nghĩa là họ sẵn sàng kiểm soát một lượng lớn sản lượng của quốc gia Nam Mỹ này.
Thỏa thuận thanh toán bất thường của PDVSA với Rosneft là một phần trong chuỗi kế hoạch của chính quyền Maduro để tiếp cận tiền mặt, gồm cả việc bán vàng dự trữ của Ngân hàng Trung ương.
Kế hoạch này đã làm thất vọng các quan chức Washington, người gần đây đã hỏi tại sao các lệnh trừng không có tác động mạnh tới tài chính của Venezuela.
Một nguồn tin dấu tên tại công ty dầu nhà nước Venezuela cho biết “PDVSA đang cung cấp các tài khoản phải thu cho Rosneft”. “Tiền mặt sẽ tới các ngân hàng của Nga hay được sử dụng để thanh toán các khoản đang chờ xử lý như dịch vụ hàng hải hay vận tải vì thế xuất khẩu dầu không bị gián đoạn”.
Nguồn tin cho biết một số tiền đang chảy qua ngân hàng Nga - Venezuela Evrofinance Mosnarbank được đặt dưới các lệnh trừng phạt của Mỹ trong tháng trước.
Hiện chưa rõ bao nhiêu trong lượng xuất khẩu dầu thô 900.000 thùng/ngày của Venezuela đang được thanh toán sử dụng tài khoản phải thu của PDVSA, vì các thỏa thuận được sắp xếp theo từng trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, một tài liệu nội bộ của PDVSA được Reuters xem xét cho thấy xuất khẩu trong tháng 4/2019 sang Reliance - chủ sở hữu một trong những tổ hợp lọc dầu lớn nhất thế giới - sẽ được giao dịch thông qua Rosneft.
Reliance đã nhập khẩu 390.500 thùng dầu thô của Venezeula mỗi ngày trong tháng 3/2019, tương đương gần 40% lượng xuất khẩu của Venezuela trong tháng đó.
Tài liệu nội bộ này cho thấy rằng PDVSA và Reliance sẽ trả một khoản phí tương đương khoảng 3% giá bán, được chia cho 2 phía. Phí của Rosneft được đàm phán theo từng trường hợp.
Các nguồn tin công nghiệp cho biết các giao dịch của Reliance đã diễn ra nhưng một số ngân hàng không muốn cung cấp tài chính cho việc mua bán này do các hóa đơn chỉ ra rằng dầu đến từ Venezuela.
Srikanth Venkatachari, giám đốc tài chính chung của Reliance trả lời các phóng viên rằng họ đang mua dầu của Venezuela qua các công ty của Nga và Trung Quốc. Ông không cung cấp chi tiết hơn. Ông nói “chúng tôi đang đàm phán tích cực với Bộ Ngoại giao Mỹ về các giao dịch dầu thô của Venezuela để vẫn tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ”.
Một phát ngôn viên của Reliance cho biết các khoản thanh toán cho công ty của Nga và Trung Quốc sau đó được Venezuela khấu trừ vào tiền nợ với các quốc gia này.
Trong khi các nước phương Tây tham gia với Washington công nhận lãnh đạo đối lập Juan Guaido là Tổng thống hợp pháp của Venezuela, Nga cùng với Trung Quốc và Cu Ba đã đứng về phía Maduro, bảo vệ ông tại Liên hợp quốc và cung cấp trợ giúp quân sự, gây tức giận cho Washington.
Ngay cả trước các lệnh trừng phạt hồi tháng 1/2019, xuất khẩu dầu của Venezuela đã giảm một nửa từ 2,8 triệu thùng/ngày khi cố Tổng thống Hugo Chavez triển khai cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong hai thập kỷ trước.
Rosneft được điều hành bởi Igor Sechin đồng minh thân cận của Putin, đã tận dụng cuộc khủng hoảng này để chiếm thị phần lớn hơn trong ngành công nghiệp dầu mỏ tại Venezuela, nơi có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới. Trong tháng 2/2019, Rosneft ước tính số cổ phần trong các dự án của Venezuela là 2,11 tỷ USD.
Hiện nay Rosneft đang cung cấp tiền mặt để PDVSA hoạt động, sử dụng bộ phận giao dịch của mình để giúp họ lấy tiền thanh toán dầu của Venezuela từ các khách hàng.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet