Kinh nghiệm từ lần mới nhất Saudi Arabia cố gắng sử dụng doanh số bán dầu như một công cụ ngoại giao năm 1973/74 cho thấy hành động như vậy không có tác dụng và bản thân vương quốc này sẽ là nạn nhân lớn nhất. Mặc dù có một số lời đồn đoán trong truyền thông Saudi Arabia có thế sử dụng vũ khí dầu mỏ, nhưng vụ lợi bản thân khiến chính phủ không thể trả đũa bằng cách giảm doanh số dầu mỏ hay cố gắng thúc đẩy giá.
Nếu giá dầu đạt 80 USD/thùng đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump tức giận, không ai có thể bác bỏ giá tăng lên 100 hay 200 USD hay thậm chí gấp đôi con số đó.
Phản ứng chính thức của chính phủ đã thận trọng hơn nhưng nó vẫn cảnh báo rằng họ sẽ đáp trả bất cứ hành động nào với sự trả đũa lớn hơn và chỉ ra vai trò ảnh hưởng của vương quốc này trong kinh tế toàn cầu.
Lệnh cấm vận dầu mỏ
Tháng 10/1973, Saudi Arabia và các nhà sản xuất dầu Ả Rập khác đã thông báo họ sẽ bắt đầu cắt giảm sản lượng 5% mỗi tháng cho tới khi lực lượng Israel rút khỏi lãnh thổ Ả Rập bị chiếm đóng.
Ngoài ra, Saudi Arabia và các nhà sản xuất Ả Rập thông báo cấm vận việc bán dầu sang Mỹ và một số quốc gia khác.
Các nguồn cung dầu mỏ toàn cẩu đã sẵn sàng trở nên thắt chặt ngay trước các quyết định giảm sản lượng và cấm vận Mỹ, chủ yếu do kết quả của giá thực tế thấp trong năm 1950 và những năm 1960. Công suất dự phòng của Mỹ khoảng 4 triệu thùng/ngày trong năm 1968, đã được dùng hết vào tháng 3/1972.
Trong hoàn cảnh này, việc cắt giảm sản lượng và cấm vận khiến thị trường đã thắt chặt tồi tệ hơn, giá dầu tăng vọt và tạo ra doanh thu lớn, ngắn hạn bất ngờ cho Saudi Arabia và các nhà sản xuất dầu khác.
Nhưng chính sách này thất bại trong các điều khoản riêng của họ và gây thiệt hại lâu dài cho Saudi Arabia và OPEC mà phải mất nhiều thập kỷ để đảo ngược.
Chính sách thất bại
Ở cấp độ cơ bản nhất, chính sách này không đạt được mục tiêu đề ra là thay đổi sự ủng hộ của Mỹ với Israel hay buộc Israel rút khỏi khu vùng lãnh thổ Palastine bị chiếm đóng.
Nghiêm trọng hơn với Saudi Arabia và các nhà sản xuất dầu Ả Rập khác, giá tăng vọt, tăng một lần nữa sau cuộc cách mạng Iran trong năm 1979, dẫn tới sự phá hủy nhu cầu thường xuyên và khuyến khích các nhà cung cấp thay thế.
Giá tăng giúp thúc đẩy sự phát triển của các nguồn cung cấp mới tại Alaska, Biển Bắc, Liên Xô và Trung Quốc, và gây tràn gập thị trường dầu trong những năm 1980.
Giá tăng cũng khuyến khích việc rời xa sử dụng dầu thô và nhiên liệu dầu nặng trong sưởi ấm thương mại, khu cư dân cũng như trong các nhà máy điện. Hộ gia đình và văn phòng tại Mỹ và nhiều nền kinh tế tiên tiến khác chuyển từ dầu nhiên liệu nặng sang nhiên liệu sưởi rẻ hơn, đáng tin cậy hơn sử dụng khí tự nhiên hay phát điện từ than hay hạt nhân.
Dầu thô và dầu mazut được thay thế bằng các nhà máy điện chạy than thế hệ mới tại Mỹ vào cuối những năm 1970 và những năm 1980. Cú sốc dầu thô cũng cung cấp sự thúc đẩy để phát triển các nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới ở Mỹ, Pháp, Nhật Bản và Anh và các nước khác để giảm sự phục thuộc vào dầu thô nhập khẩu.
Dầu rẻ đã trở thành nhiên liệu thống trị cho nhà máy điện trong những năm 1950 và 1960, gây sức ép cho ngành than. Nhưng cuối những năm 1980, dầu đắt và không đáng tin cậy phần lớn đã bị đẩy ra khỏi ngành điện bởi than, khí đốt và hạt nhân rẻ hơn đảm bảo hơn, một sự mất mát lâu dài cho các thị trường mà chưa bao giờ phục hồi được.
Các nhà hoạch định tại Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cũng ban hành chuẩn kinh tế nhiên liệu mới cho động cơ ô tô để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu trong lĩnh vực vận tải điều này đã khiến nhu cầu mất thêm.
Trong lâu dài, lệnh cấm vận dầu mỏ đã tạo điều kiện cho giá dầu sụt giảm mà gây thiệt hại cho Saudi Arabia và các nhà sản xuất khác trong những năm 1980 và 1990 và từ đó họ chưa phục hồi cho đến những năm 2000.
Vũ khí trục trặc
Vũ khí dầu mỏ không hoạt động, đó là lý do tại sau Saudi Arabia không thể sử dụng nó trong xung đột về sự biến mất của nhà báo Jamal Khashoggi.
Trong ngắn hạn Saudi Arabia có thể tăng doanh thu từ giá tăng so với tổn thất từ việc giảm doanh số. Nhưng giá tăng sẽ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu và tiêu thụ khó khăn đe dọa một sự sụt giảm mới của thị trường dầu mỏ trong một năm.
Vũ khí này không thể sử dụng để chống lại một số nước tiêu dùng cụ thể vì thị trường dầu mỏ là toàn cầu và hợp nhất. Việc hạn chế nguồn cung để trừng phạt một số nước sẽ thúc đẩy giá cho tất cả người tiêu dùng.
Việc sử dụng vũ khí dầu mỏ để gây áp lực cho Mỹ sẽ áp đặt chi phí lớn hơn cho Trung Quốc và Ấn Độ (là các nhà nhập khẩu dầu tăng trưởng nhanh nhất và lớn nhất) và các thị trường quan trọng trong tương lai.
Hơn nữa Saudi Arabia phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ về an ninh (gồm cả việc cung cấp các hệ thống vũ khí tiên tiến, đào tạo và hàng nghìn nhân viên, máy bay của Mỹ đóng quanh Vịnh). Không có cách nào để sử dụng vũ khí dầu mỏ mà sẽ không làm rung chuyển nền tảng liên minh Mỹ - Saudi, ngược lại họ dễ bị tổn thương với các đối thủ trong khu vực, gồm cả Iran.
Với tất cả lý do này, vũ khí dầu mỏ là vô dụng, nhiều khả năng thổi bay người dùng hơn là mục tiêu dự định, đó là lý do tại sao Saudi Arabia không thể triển khai nó.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet