Theo số liệu từ Reuters và các nguồn độc lập khác, xuất khẩu từ miền nam Iraq trong 21 ngày đầu tháng 1 đạt trung bình khoảng 3,44 triệu thùng/ngày.
Tuy có sự sụt giảm này nhưng không có dấu hiệu các nguồn cung cấp từ Iraq tăng thêm vào thị trường, ngay cả khi giá dầu tăng lên 70 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 được hỗ trợ bởi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC.
Nguồn tin theo dõi xuất khẩu của Iraq cho biết “chúng tôi đang thấy sự sụt giảm nhẹ”. “Tôi chắc chắn họ sẽ sớm tăng trở lại”.
Việc nạp dầu xuống tàu trong tháng này bị trì hoãn bởi gió lớn. Việc trì hoãn như vậy thường xảy ra vào thời điểm này trong năm.
Iraq đang tăng cường xuất khẩu từ kho cảng miền nam, nơi điều hành hầu hết xuất khẩu để bù cho việc ngừng xuất khẩu từ các mỏ dầu Kirkuk miền bắc vào giữa tháng 10, sau khi lực lượng Iraq tiếp quản quyền kiểm soát từ lực lượng người Kurd.
Xuất khẩu từ miền bắc đạt trung bình 320.000 thùng/ngày từ đầu tháng tới nay, so với ước tính 310.000 thùng/ngày trong tháng 12. Số liệu đó thấp hơn nhiều so với mức 500.000 thùng/ngày trong một số tháng năm 2017.
Tổng lượng xuất khẩu từ Iraq trong tháng 1 là 3,76 triệu thùng/ngày, giảm 90.000 thùng/ngày so với tháng 12/2017. Xuất khẩu ở miền bắc có thể tăng nhẹ nếu Iraq tích cực với kế hoạch xuất khẩu dầu Kirkuk sang Iran trước khi kết thúc tháng 1. Bộ trưởng Dầu mỏ Jabar al-Luaibi cho biết rằng khoảng 30.000 thùng/ngày sẽ được vận chuyển tới một nhà máy lọc dầu Iran.
OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác đang cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày cho tới hết năm 2018 trong một nỗ lực để loại bỏ dầu thô dư thừa trên toàn cầu và hỗ trợ giá.
Iraq tuân thủ ít hơn với thỏa thuận nguồn cung so với các đồng nghiệp OPEC, như Saudi Arabia và Kuwait trong phần lớn năm 2017, nhưng sự sụt giảm sản lượng tại Kirkuk khiến Iraq tăng mức tuân thủ.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet