Nem chua

Món ăn đầu tiên chắc chắn phải nhắc đến, đó chính là nem chua. Nem chua Thanh Hóa đã nức tiếng gần xa, được thực khách vô cùng yêu thích.

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-1Nem được làm từ thịt sống, bì lợn cùng các gia vị như tiêu, tỏi, ớt cho lên men đến chín, khi ăn có vị chua dịu đậm đà. Từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại với cách chế biến, thưởng thức khác nhau. Nào là nem dài, nem oản, nem cối, nem vuông… Chúng khác nhau ở hình thức và khối lượng, tùy mục đích sử dụng nhưng không thay đổi hương vị đặc trưng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều biến tấu cho món nem như nem thính, nem cuốn, nem nướng, nem rán… Mỗi món lại mang đến trải nghiệm hương vị thú vị riêng cho người thưởng thức.

Để thưởng thức món nem chua đặc sản Thanh Hóa thơm ngon nhất, du khách có thể đến các nhà nem Gốc Đa, Cương Dũng, Vũ Linh, nem bà Thường, bà Năm hay trên vỉa hè các phố Đinh Lễ, Tô Vĩnh Diện, Ngọc Trạo

Chả tôm

Thông thường, chả tôm được làm từ tôm non xay nhuyễn cho thêm gia vị và đem rán vàng. Thế nhưng điều làm nên nét nổi bật, hấp dẫn riêng có cho chả tôm Thanh Hóa là ở khâu chế biến kỳ công hơn. Tôm nõn giá nhuyễn, cho ít bột gấc để tạo màu, sau đó trộn đều với thịt ba chỉ (đã rán vàng và băm nhuyễn), hành tỏi phi vàng, hạt tiêu rồi đem gói vào bánh phở và nướng trên than hoa. Khi chả tôm chín, thực khách ăn kèm cùng rau sống và nước chấm chua ngọt đặc biệt để hương vị thêm tròn vẹn.

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-2Những phố bán chả tôm nổi tiếng ở Thanh Hóa phải kể đến là Nhà Thờ, Lê Thị Hoa, Đào Duy Từ (từ 3h chiều), với giá khoảng 30.000 đồng một đĩa.

Cháo canh

Dù là món ăn khá truyền thống của xứ Thanh nhưng tại đây lại khá ít hàng bán này. Muốn ăn cháo canh, bạn nên đến quán bên hông chợ Vườn Hoa. Quán bán từ 2h chiều, luôn đông khách và chỉ 5h là hết hàng.

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-3Cháo được nấu từ bột gạo, sợi bánh canh, sườn lợn, tôm nõn bóc vỏ,… Khi ăn, thực khách rắc thêm chút tiêu, ớt bột, lại thêm rau sống giòn giòn khiến món ăn càng thêm hấp dẫn.

Phi Cầu Sài

Con phi là một loại hải sản vừa sống ở nước mặn, vừa sống ở nước lợ. Phi Cầu Sài trông giống con trai biển, nhưng vỏ mỏng hơn. Con lớn nhất dài cả gang tay. Ruột phi dày trắng ngần, có hai tua dài. Phi Cầu Sài là sản vật quý của khúc sông Trà, ranh giới giữa hai huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa. Đây là món đặc sản quý hiếm, vì ngoài vùng cầu Sài ra, không nơi nào trong cả nước, có loài phi như thế. Trước đây Phi cầu Sài là món sơn hào hải vị để dâng vua, vì thế nó còn có tên Phi Tiến Vua.

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-4

Có thể chế biến phi Cầu Sài thành các món xào, rán, nấu canh hay cháo. Nhưng thông thường là nấu canh và rán là được yêu thích hơn cả.

Gỏi cá nhệch

Gỏi cá nhệch là món ngon nức tiếng ở vùng quê Nga Sơn (Thanh Hóa). Món ăn khiến người ta nhớ đến cả một vùng xứ sở bởi gỏi nhệch ở đây mang nét vị riêng có. Nếu những nơi khác ăn gỏi kèm mắm tôm, nước mắm thì điểm nhấn cho gỏi cá Nga Sơn chính là chẻo nhệch. Chẻo ăn cùng gỏi cá được chế biến từ xương cá giã nhuyễn chưng cùng mẻ chua và các loại gia vị đặc trưng khác. Chẻo bày ra bát nhỏ, có màu đỏ sậm, đặc sánh, đậm đà, váng mỡ và thơm nức mũi.

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-5Ốc mút chùa Thanh Hà

Nhắc đến ốc mút Thanh Hóa người ta nghĩ ngay tới ốc mút chùa Thanh Hà. Vị đậm đà của ốc được tẩm ướp sả ớt lại càng thơm nức mũi. Khi thưởng thức, vị cay nồng đằm đằm của món ăn sẽ khiến bạn nhớ mãi không thôi, thực sự là một trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ.

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-6Mắm tép

Người làng Đình Trung ở Hà Yên, huyện Hà Trung xưa kia có mắm tép là thứ đặc sản tiến vua ngon nổi danh khắp chốn. Tép được bắt ở khúc sông Hoạt mới cho nước cốt thơm ngon, khi bắt về được ủ cả năm trời mới mang ra dùng.

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-7Bánh mì Nam Hà

Nếu có dịp tới thăm Thăm Hóa, du khách sẽ được nghe nhiều về bánh mỳ gia truyền Nam Hà ở phố Trường Thi. Tại đây có một chuỗi cửa hàng bán bánh mỳ rất đông khách. Sở dĩ được yêu mến vậy bởi hương vị bánh Nam Hà không đổi trong suốt 20 năm qua. Bánh mỳ nóng giòn, nhân bánh đa dạng hấp dẫn. Ngon nhất phải kể đến bánh mỳ kẹp nem chua rán, kẹp bò khô, thịt quay… Nguyên liệu nào cũng được chọn lựa và chế biến kỹ lưỡng, cùng với nước sốt gia truyền đặc trưng.wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-8Bánh đúc sốt

Món bánh này khác hẳn với bánh đúc ở các làng quê Bắc Bộ thường thấy. Bánh đúc sốt chỉ có ở xứ Thanh với màu xanh đẹp mắt. Bánh đúc sốt chỉ bán vào buổi chiều. Tuy nhiên hiện nay không còn nhiều hàng bán món này, chỉ có ở một số hàng rong. Du khách có thể ghé qua một số chợ Vườn Hoa hoặc chợ Nam Thành… để tìm và thưởng thức.

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-9Bánh cuốn

Trước đây bánh cuốn là món ăn sáng phổ biến của người Thanh Hóa nhưng nay được bán thêm vào các buổi chiều, tối như món ăn vặt.

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-10

Bánh cuốn xứ Thanh nổi tiếng mềm, dai mà thơm đậm đà. Bánh làm từ bột gạo, sau khi được hấp chín bằng hơi nước trên nồi căng vải, người ta dùng ống tròn lấy ra rồi khéo léo trải rộng trên một cái mẹt nhỏ, bỏ nhân làm từ tôm bóc vỏ, thịt nạc vai băm nhỏ, mộc nhĩ, hành… và cuốn tròn. Một đĩa bánh cuốn có 5 cái, ăn kèm nước mắm pha nhạt, vắt chanh, rắc hạt tiêu xay và thêm vài lát ớt đỏ tươi. Bánh cuốn ngon nhất là ở các phố Nguyễn Chích, Hàng Thanh, Tống Duy Tân…

Bánh khoái tép nồi gang

Bánh khoái có vẻ giống bánh xèo Nam bộ về cách chế biến nhưng nguyên liệu thì khác, mang nét đặc trưng của xứ Thanh. Bao gồm: rau cần, bắp cải, thì là thái sợi nhỏ và tép tươi. Bánh khoái chấm cùng nước mắm pha chua ngọt và sung ghém rất hợp vị. Đôi khi người ta thay tép tươi bằng trứng gà để đổi vị.

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-11Để thưởng thức món bánh đặc sản Thanh Hóa này, từ sau 3h chiều đến tối, du khách hãy tới phố Hàn Thuyên, Đào Duy Từ, Tô Vĩnh Diện…

Bánh ích

Không khác nhiều so với cách làm bánh ít, bánh nếp ở các nơi. Bánh ích có hình tròn, bên trong là nhân tôm thịt, ăn cùng mắm chế chua ngọt, rất mềm và ngon. Món bánh này được bán nhiều ở các chợ Vườn Hoa, Tây Thành hoặc một vài quán vỉa hè trên phố Đinh Lễ…

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-12Bánh bèo, bánh bột lọc

Có nguồn gốc từ những người dân Huế đến định cư làm và bán, bánh bèo bánh lọc ở Thanh Hóa giữ được hương vị của vùng đất cố đô. Bánh lọc nhân tôm thịt được cắt ra đĩa, chan nước mắm ớt lên trên. Bánh bèo có thêm hành phi và ruốc tôm. Hiện nay bánh bột lọc, bánh bèo được bán ở phố Đào Duy Từ, chợ Vườn Hoa, chợ Tây Thành… với giá 10.000 – 20.000 đồng một đĩa.

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-13Bánh gai Tứ Trụ

Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân. Nguyên liệu bánh gai chia thành hai phần gồm vỏ và nhân. Trong đó, vỏ chỉ gồm gạo nếp và lá gai còn phần nhân có mỡ lợn, đậu xanh, dừa và hạt sen. Bánh gai được gói bằng lá chuối khô, hấp chín trong vòng 2 giờ. Chiếc bánh gai đạt chuẩn phải mịn và thơm ngon, có vị dẻo thơm của lá gai và gạo nếp, hương thơm của dầu chuối, vị ngọt của mật mía, mùi thơm thanh dịu của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô.

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-14Bánh răng bừa

Đây là loại bánh có ở nhiều nơi với tên gọi bánh tẻ, bánh giò, bánh lá, còn người Thanh Hóa gọi là bánh răng bừa vì có hình dạng giống một nông cụ quen thuộc của nhà nông. Chiếc bánh răng bừa nhỏ xinh nhưng mang đậm hồn quê bình dị là thứ quà sáng yêu thích của nhiều người. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, nhân bánh gồm thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ đã xào qua. Khi mới luộc xong, chiếc bánh bốc khói nghi ngút, dậy mùi thơm của hành mỡ, ăn vào thấy mềm và rất vừa miệng. Còn khi để nguội, ăn sần sật cũng ngon không kém phần.

wanderlust-tips-16-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-khi-toi-thanh-hoa-15Bánh nhè

Bánh nhè gần giống bánh trôi nước, bánh ngào mật của Nghệ An. Vỏ bánh làm từ bột nếp dẻo mịn, nhân đậu xanh và dừa bào sợi. Bánh nấu bằng đường mật mía và gừng, là thức quà chiều dân dã của người xứ Thanh. Món bánh đặc sản Thanh Hóa này được bán bởi những cô hàng rong trên đường du khách muốn thưởng thức cũng có thể tới chợ Vườn Hoa…

Nguồn: Wanderlust Tips