- Đối với giày bị thấm nước mưa hoặc mới đi mưa về, đầu tiên là phải rút miếng lót giày ra và hong khô trong nhà. Dùng vải ướt lau hết bùn đất rồi dùng vải khô lau lại một lượt. Độn đầy giấy báo xé nhỏ vào giày, làm như vậy vừa để báo hút nước vừa để giữ cho đôi giày không bị biến dạng và thay giấy khoảng 2-3 lần (trong 1-2 ngày).

- Khi giày chỉ bị ẩm do nước, thì trước khi đi ngủ bạn có thể bỏ vào một tí bột vôi, sáng ra, khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy giày khô ráo, di sẽ dễ chịu hơn và tránh được bênh thấp khớp

- Tuyệt đối không mang ra ngoài phơi nắng vì như thế da giày sẽ bị co cứng, gây chật, da bị gãy hoặc rách. Chỉ nên để giày ở nơi khô thoáng, để giày khô tự nhiên.
- Treo ngược giầy lên ở những chỗ thoáng mát như ở cửa sổ, quạt gió hoặc gần chỗ dàn nóng máy lạnh. Tùy nhiệt độ mà để xa hay gần để có thể làm khô mà giày không bị hỏng. Cách này không được sử dụng với giầy có chất liệu bằng da.
- Đối với giày dép da, nên hạn chế đi mưa, ngâm nước vì giày sẽ mau bong hở keo hơn. Không để giày da tiếp xúc với xăng, dầu, axit hoặc kiềm vì chúng sẽ làm cho da bị ố, thậm chí gây mục nát chỗ da tiếp xúc.
- Đối với giày da lộn, chỉ dùng khăn ướt mềm lau giày cho sạch vết bẩn và để khô tự nhiên. Không sử dụng xi đánh giày.
- Đối vơí những giày có lông hay nỉ, khi bị ẩm ướt bạn có thể dùng máy sấy, sấy trực tiếp vào giày trong vài phút, như vậy giày không những khô mà còn ấm áp, thơm tho hơn.
- Hiện nay trên thị trường có nhiều loại giày dép bằng chất liệu không thấm nước như cao su, nhựa dẻo hoặc dép xốp với nhiều kiểu dáng thời trang, đa dạng. Để đề phòng mùa mưa kéo dài bạn nên sắm cho mỗi thành viên trong gia đình một đôi giày, dép bằng chất liệu chống thấm nước để bảo vệ độ bền cho những đôi giày da, giày thể thao, giày nỉ ... thông thường.

Nguồn: Lefaso.org.vn