Xem tranh, người ta dùng mắt để cảm nhận. Khi nghe nhạc thì dùng tai. Thử nước hoa lại dùng mũi. Nếm cao lương mỹ vị thì dùng vị giác. Mỗi hình thức nghệ thuật đều cần tới một giác quan riêng biệt để cảm nhận. Nhưng có thứ nghệ thuật còn vượt lên tất cả, nó đòi hỏi người thưởng thức phải sử dụng tới cả bốn giác quan trên mới có thể cảm nhận hết cái đẹp, cái thơm, cái hay và cái ngon của nó. Đó là nghệ thuật bia.
Người sành bia thường bắt đầu bằng việc chiêm ngưỡng dòng bia vàng óng ả tuôn chảy vào lòng cốc, bong bóng nổi lên làm lớp bọt thêm dày, trắng mịn. Khi này nếu lắng nghe bạn sẽ thấy tiếng vỡ lăn tăn của những bọt bia nghe rất êm và nhẹ. Âm thanh ấy tiếp tục cuốn bạn theo cảm xúc, khiến bạn phải hít sâu để cảm nhận mùi hương hấp dẫn, là sự hòa quyện giữa hoa bia, mạch nha, men bia và nước. Và bạn sẽ thực sự được đắm chìm trong cảm giác tươi mới, sảng khoái kỳ diệu mà thứ thức uống này đem lại ngay khi nhấp ngụm đầu tiên. Cái thú thưởng thức bia xem ra cũng kỳ công hơn mọi người vẫn tưởng rất nhiều!
Với những loại bia thượng hạng, sự cảm nhận bằng bốn giác quan này lại càng quan trọng hơn, vì chính sự cảm nhận 360 độ đầy tinh tế đó mới lý giải được tại sao cùng là bia, cùng có ngần ấy nguyên liệu mà có loại lại là “bia cỏ”, lại có loại được nâng tầm thượng hạng. Những người rất sành bia, đã tâm sự “Bia thượng hạng khác với bia thường ở chỗ nguyên liệu phải là nguyên liệu thượng hạng, lúa mạch phải là loại lúa mạch “xịn” ở các nước châu Âu, hoa bia cũng phải là hoa bia của Tiệp, Đức...chỉ cần nhấp môi là cảm nhận được sự thượng hạng từ trong ra ngoài.”
“Kiệt tác bia” Trúc Bạch sinh ra để thỏa mãn những tiêu chí sành bia và thú thưởng thức tinh tế đó; sự kết hợp lý tưởng của lúa mạch mùa xuân, hoa bia Saaz Quý tộc, nước ngầm dưới chân núi Voi từ chảy qua hàng thế kỷ, và tuyệt phẩm men bia TBY đã khiến cho người ta không thể uống vội, uống gấp mà phải thưởng thức như một kiệt tác nghệ thuật, và thưởng thức hết ly này tới ly khác, không muốn ngừng sự say mê đó lại!
Nguồn: VITIC