Nhìn lại năm 2017 
Thực tế rằng, sự bùng nổ này đến từ các thương hiệu Đài Loan chứ không phải đến từ các thương hiệu nội địa. Khi những thương hiệu này sang Việt Nam. Họ mang theo sản phẩm mới, hương vị hoàn toàn khác với những gì thị thường nội địa hiện có. Ngành trà sữa gần như lột xác hoàn toàn, và gần như thay đổi so với trào lưu trà sữa cách đây hơn 10 năm. 
Các thương hiệu đài loan đã tận dụng truyền thông rất tốt. Họ định vị trà sữa xếp cùng mức với các thương hiệu cà phê đình đám của Việt Nam. Với mức giá cao cùng giá trị thương hiệu tốt, các thương hiệu Đài Loan nhanh chóng có giá với các nhà đầu tư. Với lợi nhuận hấp dẫn, nhiều nhà đâu tư sẵn sàng gõ cửa và xin nhượng quyền thương hiệu.
 Khi bạn đầu tư mở quán trà sữa trong thời điểm từ 2016-1017 thì thật tuyệt vời. Khi đó, bạn đang mở đúng vào điểm thị trường đang có đà phát triển tốt. Với nhu cầu là rất lớn trong khi nguồn cung thì hạn chế, chúng ta dễ dàng thu được nguồn lợi nhuận không nhỏ. 
Vậy đối với năm 2018, trà sữa có còn là một kênh sinh lời tốt?
 Sản phẩm không còn mới mẻ và gây sức hút 
Điều đáng tiếc là như vậy. Sản phẩm không còn hấp dẫn và tạo sự mới mẻ lớn đến khách hàng nữa. Có chăng chỉ là các thương hiệu mới đến sau mà thôi. Kinh doanh trà sữa trong năm 2018 vẫn là một thị trường hấp dẫn. Tuy nhiên, dòng sản phẩm trà sữa đã có trên thị trường hơn 2 năm, sức hút của nó đã không còn như ngày ban đầu. Nếu không có sự thay đổi khác biệt nào thì thị trường sẽ về đúng nhu cầu thực của nó.
Thị trường ở các thành phố lớn đang dần bão hòa, số lượng các quán trà sữa từ cá nhân cho đến nhượng quyền đã mở ra rất nhiều. Khách hàng bị xé lẻ và lợi nhuận không còn hấp dẫn. Lúc này, với tập khách hàng tăng trưởng chậm, các chủ đầu tư không còn nhiều cơ hội, họ cần phải tính toán kĩ hơn, vốn bỏ ra và thời gian để hồi vốn được. Rủi ro trong thời gian này là có và không thể coi thường. 
Thị trường tỉnh lẻ sẽ thành sân chơi trong năm 2018 
Khi ở các khu đô thị đã quá đông và biên lợi nhuận bị xé nhỏ. Các thương hiệu trà sữa Đài Loan sẽ nhanh chóng tiến về các địa phương nhằm “hớt váng” thị trường. Với sức nóng thương hiệu đã tạo được từ thành phố lớn, không khó để các thương hiệu này tiếp cận nhóm khách hàng tỉnh, nơi vẫn muốn có những trải nghiệm như là ở các thành phố lớn. 
Đối với thị trường ở tỉnh, nhược điểm thói quen của khách hàng là số lượng ít hơn so với thành phố lớn và đa phần muốn “trải nghiệm” sản phẩm nhiều hơn là dùng như là một thức uống hằng ngày. Nếu chủ đầu tư nào muốn đầu tư thì điều nên làm là phải tính được dung lượng khách hàng ở khu vực của mình. Với dung lượng khách hàng đủ lớn để sinh lời thì hãy đầu tư. 
Làn gió kinh doanh trà sữa đã làm Đầu tư trà sữa bây giờ đã không còn quá nóng như cách đây 1 hay 2 năm trước. Tuy nhiên, với mức lợi nhuận hấp dẫn trên sản phẩm như vậy. Nhiều chủ đầu tư có thể sẽ tìm vận may trong năm mới.
Nguồn: Lê Nhật Luân/CafeF, Trí thức trẻ