Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/12 tới.

Theo chuyên gia về ngoại thương Arnulfo Gómez, Việt Nam đã thành công triển khai một khuôn khổ hệ thống và một chiến lược thương mại khiến các mặt hàng có chất lượng và giá cả cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, với việc giảm chi phí đầu vào và tay nghề nhân công rẻ cùng với việc kết hợp công nghệ trong các quy trình sản xuất. 
Ông Arnulfo Gómez khẳng định với các lợi thế trên, Việt Nam cho thấy nhiều khả năng để tận dụng các cơ hội thương mại trong CPTPP hơn Mexico.
Các chuyên gia cho rằng để tránh các động xấu của CPTPP, Chính phủ Mexico cần đưa ra một chiến lược mới để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. 
Theo số liệu thống kê của Bộ Kinh tế Mexico, trao đổi thương mại giữa Mexico và Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1-10/2018 đạt 3,85 tỷ USD, với thặng dư 3,5 tỷ USD nghiêng về phía Việt Nam. 
CPTPP đã được 11 nước thành viên sáng lập gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam ký kết hồi tháng 3/2018 tại Chile. Hiệp định này tạo nên một thị trường gần 500 triệu người tiêu dùng, với quy mô kinh tế của khối lên tới 13.500 tỷ USD.