Tối ngày 6/10, đoàn đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam đã cung cấp thông tin cho báo chí về kết quả đàm phán TPP.

Cuộc họp cấp Bộ trưởng của TPP lần này kéo dài nhiều ngày so với dự kiến. Ông có thể chia sẻ những giây phút căng thẳng trên bàn đàm phán?

+ Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Có thể nói rằng cuộc họp cấp Bộ trưởng lần này của TPP diễn ra rất khẩn trương, tận dụng tối đa thời gian đàm phán giữa các bên. Đến nửa đêm ngày mồng 4, rạng sáng ngày 5-10 Việt Nam mới kết thúc đàm phán dệt may với Mỹ và Mexico. Tiếp đến lúc 3 giờ ngày 5-10, Việt Nam kết thúc đàm phán với MỸ về quyền sở hữu trí tuệ. 4 giờ 20 cuộc đàm phám giữa Mỹ và Nhật Bản mới kết thúc. Sau đó các nước đã đi đến kết thúc đàm phán TPP.

Lần này, các bộ trưởng tập trung xử lý các vấn đề tồn tại này. Ban đầu, dự kiến là 3 ngày, nhưng đến mùng 2, có thông tin các nước Nhật Bản, Mexico, Mỹ có thể đạt được thoả thuận với nhau về mặt hàng ô tô cho nên các bộ trưởng quyết định rời ngày về và kéo dài hội nghị bộ trưởng thêm 2 ngày nữa. 

Đến ngày mùng 3, chúng ta nhận được thông tin các nước thoả thuận được với nhau về vấn đề ô tô. Lúc đó, chúng tôi hiểu rằng, hiệp định TPP đã rất gần rồi và không một ai muốn rời Atlanta mà không có hiệp định TPP cả.

Thời điểm nút thắt nhất là khi tìm kiếm thỏa thuận cho vấn đề thời gian bảo hộ đọc quyền sinh dược. Chiều 4/10 khi chúng tôi nhận thấy các nước gần như đạt được thỏa hiệp nôi dụng này thì chúng tôi biết chắc sẽ đạt được thỏa thuận TPP.

 

Việt Nam đã nỗ lực để cùng các nước kết thúc vấn đề đàm phán đa phương. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã có nhiều cuộc gặp rất quan trọng với phía Mexico, Mỹ. Các cuộc gặp này phải đạt được thoả thuận thì chúng tôi mới đàm phán tiếp được.

Vài trò của đoàn đàm phán Việt Nam trong những ngày cuối cùng?

Ta nỗ lực để cùng các nước kết thúc vấn đề đàm phán đa phương. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lần này đã có nhiều cuộc gặp rất quan trọng như với Bộ trưởng Mexico, Mỹ. Trong các cuộc gặp cấp Bộ trưởng, Bộ trưởng Hoàng đã thoat thuận được các vấn đề thì các cấp dưới mới đàm phán tiếp được.

Vậy, TPP mang lại lợi ích gì cho Việt Nam, thưa ông?

Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu hơn, có cơ hội tham gia hơn vào chuỗi cung ứng hình thànhtrong khu vực TPP. Việt Nam cũng có thêm cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thêm công ăn việc làm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không bi phụ thuộc quá mức vào thị trường Đông Á. Khả năng mở rộng thị trường tại Mỹ và FTA vơí châu Âu trước đó sẽ giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Đặc biệt là ngành dệt may. Tại cuộc đàm phán, thỏa thuận dệt may đạt được rạng vào gần phút cuối. Đó là thỏa thuận cân bằng, có lợi cho Việt Nam, đồng thời chấp nhận được cho các nước TPP.

Theo ông, ngành nào của Việt Nam sẽ đối mặt với khó khăn khi tham gia TPP?

Việt Nam sẽ gặp khó khăn vì sức ép cạnh tranh. Tuy nhiên đây không phải lần đầu Việt Nam hội nhập mà ta đã có hành trang 20 năm nên Việt Nam đủ sức tiến vào cuộc chơi mới này. Nông nghiệp, trong đó chăn nuôi sẽ khó khăn. Lúc này kết quả đàm phán chưa được công bố nhưng chúng tôi xin khẳng định chăn nuôi sẽ có ít nhất 10 năm để chuẩn bị trước khi thúe về 0%. Hy vọng trong lúc đó ta nỗ lực tái cơ cấu nông nghiệp để sức cạnh tranh lớn lên, chiến thắng trên sân nhà. Không có lý do gì Việt Nam là nước nông nghiệp mà không thắng trong sản phẩm nông nghiệp.

Nhiều ý kiến cũng lo ngại nhiều ngành của Việt Nam sẽ “gục ngã” khi nhiều dòng thuế về mức 0 %, thưa ông?

Tôi nghĩ rất khó trả lời câu hỏi này vì mỗi doanh nghiệp nhìn vào TPP một gốc độ khác nhau. Không thể có một câu trả lời chung cho doanh nghiệp thủy sản hay dệt may. Mỗi doanh nghiệp có câu trả lời riêng. Tuy nhiên các DN năng động, nếu họ có tư duy đúng, tiến công cộng với sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên phải nhấn mạnh thêm bản thân DN  phải xác định họ tự làm được trước khi cần Nhà nước thì tôi nghĩ họ sẽ thành công.

.Nhiều bộ trưởng TPP cho rằng, việc kết thúc đàm phán Hiệp định TPP là một sự kiện lịch sử. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Rất nhiều bộ trưởng TPP nói đây là hiệp định lực sử. Đấy là quan điểm của họ, còn cá nhân tôi nhận thấy TPP là hiệp định có tính bước ngoặt vì là khu vực thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm 12 nước, ASEAN cũng chỉ 10 quốc gia. Hơn nữa TPP chiếm 40% kinh tế và 30% thương mại toàn cầu. Do vậy nói đây là thời khắc rất quan trọng trong lịch sử thương mại thế giới.

Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước cho rằng TPP là động lực cải cách thể của Việt Nam?

TPP đưa ra các tiêu chuẩn rất cao về minh bạch hóa. Chống tham nhũng, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. TPP bắt buộc các quan chức nhà nước thay đổi tư duy quản lý, lấy lợi ích của doanh nghiệp, người dân làm trọng tâm phục vụ. Đó là sức ép để bộ máy quản lý hành chính vượt qua bằng được.

 Dự kiến TPP sẽ kí chính thức vào khi nào, thưa ông?

Chúng tôi kỳ vọng TPP sẽ đươc ký chính thức vào khoảng đầu tháng giêng 2016.

Xin cảm ơn ông!

Phương Ngọc