Giá vàng trong nước giảm
Vào thời điểm lúc 10h30 giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 43,30 triệu đồng/lượng (giảm 250.000 đồng/lượng so với hôm qua) - bán ra 43,82 triệu đồng/lượng (giảm 150.000 đồng/lượng).
Tập đoàn PNJ - SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 43,25 triệu đồng/lượng - bán ra 43,75 triệu đồng/lượng (giảm 400.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng SJC niêm yết tại Phú Quý SJC mua vào 43,30 triệu đồng/lượng (giảm 350.000 đồng/lượng) - bán ra 43,70 triệu đồng/lượng (giảm 250.000 đồng/lượng).
Giá vàng SJC của công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua vào 43,30 triệu đồng/lượng - bán ra 43,60 triệu đồng/lượng (giảm 350.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng thế giới giảm
Giá vàng thế giới đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ trong phiên đêm qua theo giờ Việt Nam, từ ngưỡng 1.570 USD về sát ngưỡng 1.550 USD/ounce, đây là phiên giảm mạnh thứ hai liên tiếp. Trong hai phiên vừa qua giá vàng thế giới giảm mạnh gần 40 USD/oucne (tương đương hơn 1,1 triệu đồng mỗi lượng quy đổi). Giá vàng kỳ hạn phiên đêm qua cũng giảm tới 28,6 USD xuống còn 1.553,7 USD/ounce.
Đến sáng nay, giá vàng thế giới phục hồi nhẹ. Lúc 7h30 sáng nay giá vàng thế giới được giao dịch quanh 1.556 USD/ounce, lúc 10h30 ở mức 1.555,9 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay cao hơn 21,5% (276 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 43,2 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 800 ngàn đồng so với vàng trong nước.
Vàng đã trở về mức thấp nhất trong 3 tuần trước sự trỗi dậy của chứng khoán, nhất là chứng khoán Mỹ. Thị trường chứng khoán Châu Á cũng phục hồi sau phiên giảm mạnh trước đó.
Trước sự lây lan nhanh chóng của virus Corona mới (nCoV), ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bơm một lượng tiền lớn vào hệ thống tài chính để giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước. Động thái này đã làm dịu tâm lý nhà đầu tư châu Á và toàn cầu. Lợi nhuận vững chắc trong chỉ số đô la Mỹ trong tuần này cũng là xu hướng giảm cho thị trường kim loại.
Vàng – tài sản an toàn đang giảm mạnh khi chứng khoán đang đột phá, dẫn đầu bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Mỹ trở lại gần mức cao kỷ lục. Các thị trường chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên 4/2/2020, nhờ hoạt động mua vào sau khi phiên trước giảm mạnh, dù các nhà giao dịch vẫn lo ngại khi dịch corona tiếp tục diễn biến phức tạp tại Trung Quốc.
Kể từ khi bùng phát tại tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc vào tháng 12/2019, dịch viêm đường hô hấp cấp do 2019-nCoV đã khiến 490 người tử vong và gần 20.500 người bị nhiễm tại Trung Quốc đại lục. Du lịch hàng không đến Trung Quốc bị hạn chế đáng kể và hoạt động kinh doanh trong nước cũng như toàn cầu bị gián đoạn.
Điều quan trọng, Ngân hàng trung ương Trung Quốc trong tuần này đã bơm một lượng tiền lớn vào hệ thống tài chính của mình để giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước đang bị tổn thương bởi sự bùng phát của virus corona. Động thái này đã giúp làm dịu tạm thời phần nào sự lo ngại các nhà đầu tư châu Á cũng như trên toàn cầu.
Sau khi đạt kỷ lục 1.200 tỷ nhân dân tệ (171,4 tỷ USD) trong các hoạt động thị trưởng mở trong một ngày, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hôm 4/2 tiếp tục bơm thêm 500 tỷ nhân dân tệ (khoảng 71,5 tỷ USD) tiền mặt vào thị trường thông qua các thỏa thuận repo đảo ngược sau khi đã bơm 1.200 tỷ nhân dân tệ (171,4 tỷ USD) trong phiên liền trước. Động thái quyết liệt bơm tiền của PBOC đã giúp thị trường chứng khoán Trung Quốc hồi phục tăng nhẹ sau phiên lao dốc 7-8% ngay khi mở cửa giao dịch trở lại sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán. Động thái trên cho thấy quyết tâm của PboC trong việc ổn định thị trường và thúc đẩy lòng tin của thị trường.
Động thái của PBOC làm tăng thanh khoản thị trường Trung Quốc và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona đang đe dọa kéo tụt tăng trưởng kinh tế của nước này. Cùng nhịp với chứng khoán Trung Quốc, chứng khoán Nhật, Hàn, châu Âu và chứng khoán của Mỹ... đều chuyển dịch theo hướng tích cực.
Giá vàng thế giới tiếp tục sụt giảm sau cú tăng thần tốc vài ngày trước đó. Trung Quốc tiếp tục có những động thái mạnh tay trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona vẫn chưa được kiểm soát.
Giới đầu tư đẩy mạnh chốt lời trong bối cảnh vàng đã tăng rất mạnh và lên đỉnh cao nhiều năm trong các phiên trước đó và các loại tài sản rủi ro, trong đó có thị trường cổ phiếu, có dấu hiệu quay đầu tăng trở lại.
Vàng giảm giá còn do đồng USD tăng điểm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác. Chỉ số DXY tăng lên gần 98 điểm. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn thận trọng với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona với nhiều đánh giá cho rằng dịch bệnh này còn diễn biến phức tạp và sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng.
Chính quyền Bắc Kinh cũng đã có một động thái hiếm thấy: thừa nhận những thiếu sót và khó khăn trong việc đối phó với dịch bệnh. Trong khi đó, các chuyên gia lo ngại dịch có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và tác động đến các nước khác phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng của nước này.
Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng giá vẫn chiếm lợi thế kỹ thuật tổng thể ngắn hạn nhưng xu hướng này đang mờ dần khi đường xu hướng tăng giá ba tháng trên thanh biểu đồ ngày đang bị phủ nhận.
Mục tiêu đột phá giá ngắn hạn tiếp theo của giá vàng là tạo ra mức đóng cửa trên mức kháng cự kỹ thuật vững chắc cao nhất trong tuần này là 1.598,5 USD/ounce. Ngược lại, mục tiêu giảm giá ngắn hạn tiếp theo đang đẩy giá xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc 1.535 USD/ounce.

Nguồn: VITIC