Theo World Platinum Investment Council (WPIC), sự thâm hụt sẽ tăng lên 275.000 ounces từ 15.000 ounce của năm nay theo báo cáo hàng quý mới nhất.

Sự thiếu hụt này sẽ khiến cho ngành công nghiệp bị thâm hụt 6 năm liên tiếp và cắt giảm lượng dự trữ còn 1.605 triệu ounce vào cuối năm tới.
"Trong 5 năm, lượng dự trữ ngày càng thiếu hụt... có vẻ như thị trường bạch kim đang thắt chặt hơn bao giờ hết trong 5 hay 6 năm qua", giám đốc nghiên cứu Trevor Raymond, WPIC cho biết.
Giá bạch kim tăng 5% trong năm nay sau khi đạt mức thấp trong hơn 7 năm vào năm 2016, nhưng thâm hụt palladium tăng 45%. Vào tháng 9, palladium đã trở nên đắt hơn bạch kim lần đầu tiên kể từ năm 2001.
Cả hai loại kim loại này đều được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô cho các bộ chuyển đổi xúc tác cắt giảm khí thải nhưng platinum được sử dụng nhiều hơn trong động cơ diesel đã không còn được ưa chuộng sau vụ bê bối phát thải Volkswagen vào năm 2015.
Việc sử dụng bạch kim trong chất xúc tác tự động, chiếm hơn 40% nhu cầu bạch kim, sẽ giảm 1% trong cả năm 2017 và 2018, theo dự báo WPIC.
Nhìn chung, nhu cầu bạch kim sẽ tăng 2% lên 8,030 triệu ounce trong năm tới sau khi giảm 6% trong năm 2017 xuống còn 7.845 ounce.
Tăng trưởng hai chữ số ở Ấn Độ và một thị trường ổn định tại Trung Quốc dự báo sẽ đẩy nhu cầu sử dụng đồ trang sức lên 3% trong năm tới, đây là lần đầu tiên tăng kể từ năm 2014, trong khi nhu cầu từ ngành dầu khí và thủy tinh sẽ tăng lên 9%.
WPIC cho biết sản lượng sẽ giảm 1% vào năm 2017 và 2018, với sản lượng ở Nam Phi, chiếm hơn một nửa tổng nguồn cung, giảm 2% trong năm tới do một số mỏ đóng cửa.
 Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet