Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 306,93 điểm hôm 29/8/2019, giảm 0,93% tương đương 2,9 điểm so với chỉ số trước đó hôm 28/8/2019.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 328,34 điểm, giảm 0,71% tương đương 2,35 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 302,89 điểm, giảm 0,98% tương đương 3 điểm so với chỉ số trước đó.

Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 30/8/2019 tăng, được hậu thuẫn bởi nhu cầu dự trữ bổ sung đối với nguyên liệu sản xuất thép tăng, song có tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 11/2018, do nguồn cung tăng và triển vọng nhu cầu không chắc chắn đã dấy lên hoạt động bán tháo.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên tăng 2,1% lên 596 CNY (84,03 USD)/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất trong gần 3 tháng trong đầu tuần này.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Singapore tăng 2,2% lên 79,33 USD/tấn.

Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên giảm hơn 20% trong tháng 8/2019, trong khi giá quặng sắt giao ngay giảm trở lại từ mức cao đỉnh điểm 5 năm trong đầu tháng 7/2019, khi xuất khẩu quặng sắt từ Brazil và Australia tăng và nhu cầu thép nội địa suy giảm.

Nguồn cung thép tại Trung Quốc – nơi sản xuất 1/2 sản lượng  thép toàn cầu dư thừa, trong khi nhu cầu mùa vụ suy giảm gây áp lực đối với giá nguyên liệu xây dựng và sản xuất trong mấy tuần qua.

Tuy nhiên, nhu cầu bổ sung dự trữ đã hỗ trợ giá quặng sắt, khi các nhà máy thép dự đoán các hạn chế sản lượng tại thành phố sản xuất thép hàng đầu – Đường Sơn – Trung Quốc sẽ được nới lỏng vào tháng 9/2019 và có thể thúc đẩy nhu cầu thép.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc duy trì vững ở mức thấp nhất 5,5 tháng (85 USD/tấn), giảm từ mức cao đỉnh điểm (126,5 USD/tấn) trong ngày 3/7/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc tăng 6 tuần liên tiếp lên 124,65 triệu tấn tính đến ngày 23/8/2019, cao nhất kể từ cuối tháng 5/2019,  công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 0,8% lên 3.330 CNY/tấn, hồi phục từ hoạt động bán tháo bởi lo ngại nhu cầu trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng.

Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,4% lên 3.392 CNY/tấn. Giá than luyện cốc tăng 0,4% lên 1.303 CNY/tấn, trong khi giá than cốc  tăng 1,5% lên 1.901 CNY/tấn.

Fitch Solutions điều chỉnh giảm dự báo giá than luyện cốc năm 2019 xuống 185 USD/tấn từ mức 195 USD/tấn dự báo trước đó, và cho biết một số yếu tố gây ra xu hướng đảo ngược giá tăng mạnh bao gồm nhu cầu tại Trung Quốc yếu và nguồn cung tại Australia được cải thiện. Tuy nhiên, dự kiến giá sẽ duy trì vững và tăng trong năm 2020.

Các thông tin khác:

Thép OCTG: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 7/2019 nước này nhập khẩu tổng cộng 183.000 tấn thép ống dẫn dầu (OCTG), tăng 2,7% so với tháng 6/2019, trong khi giảm 6,3% so với tháng 7/2018.

Trong số đó, Mexico là thị trường nhập khẩu lớn nhất đạt 20.600 tấn, tăng so với 12.000 tấn tháng trước đó. Các nguồn nhập khẩu khác ba gồm Nga, Đài Loan (TQ), Hàn Quốc và Ukraine đạt 19.600 tấn, 19.000 tấn, 17.000 tấn và 13.500 tấn.

Thép phế liệu: Thống kê cho biết, xuất khẩu thép phế liệu Nga trong tháng 6/2019 đạt 590.000 tấn, tăng 31% so với tháng 5/2019. Tuy nhiên, xuất khẩu trong nửa đầu năm 2019 giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 2,4 triệu tấn.

Xuất khẩu thép phế liệu  Nga sẽ bị hạn chế bởi hệ thống hạn ngạch và xuất khẩu có thể được giao dịch bởi Saint Petersburg International Mercantile Exchange (SPIMEX) chỉ sau tháng 1/2020. Chính sách này bị phản ánh mạnh bởi  hiệp hội thép phế liệu thị trường nội địa và các nhà sản xuất thép chủ yếu tại Nga.

Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: vinanet