Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 326,49 điểm hôm 13/5/2020, tăng 2,03% tương đương 6,49 điểm so với chỉ số trước đó hôm 12/5/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 315,03 điểm, tăng 0,91% tương đương 2,84 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 328,66 điểm, tăng 2,23% tương đương 7,18 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 14/5/2020 tăng do gia tăng các biện pháp kích thích thúc đẩy nền kinh tế, trong khi dự kiến nhu cầu tăng cao do cơ sở hạ tầng của chính phủ cũng hỗ trợ xu hướng.
Trung Quốc cần chính sách tài khóa tích cực hơn do áp lực đối với nền kinh tế vẫn đang gia tăng, trong bối cảnh gia tăng kỳ vọng ngày càng tăng về gói kích thích mới.
Các nhà phân tích dự kiến Đại hội Dân tộc Quốc gia phê duyệt nhiều biện pháp cứu trợ doanh nghiệp hơn, mục tiêu thâm hụt tài khóa cao hơn và cho phép chính quyền địa phương bán thêm nợ để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động cho vay trung hạn (MLF) vào ngày 14/5/2020.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng gần 1,5% lên 650 CNY (91,62 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 1/8/2019, tăng phiên thứ 3 liên tiếp.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 1,5 USD lên 90,3 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 0,06% xuống 3.461 CNY/tấn. Giá thép cán nóng tăng 0,5% lên 3.350 CNY/tấn. Giá thép không gỉ giảm 0,2% xuống 13.415 CNY/tấn.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc tăng 1,4% và than cốc tăng 0,7%.
Công ty khai thác quặng sắt Vale SA Brazil có kế hoạch chi tiêu ít nhất 2 tỉ USD nhằm giảm thiểu khí thải cacbon trực tiếp và gián tiếp thêm 33% vào năm 2030, giám đốc điều hành Eduardo Bartolomeo cho biết.
Các thông tin khác:
Thép phế liệu: Trong tháng 4/2020, Đài Loan (TQ) nhập khẩu 23.000 tấn thép phế liệu không gỉ, giảm 10,58% so với tháng 3/2020 và giảm đáng kể 45,23% so với tháng 4/2019.
Trong số đó, nhập khẩu từ Mỹ và Thái Lan giảm mạnh hơn 40-50%. Nhật Bản tăng 12% và là điểm đến đầu tiên, từ Hà Lan tăng mạnh gần 40%.
Trong 4 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu thép phế liệu không gỉ Đài Loan đạt 94.000 tấn, giảm 27,78% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thép ống hàn: Thống kê từ Hải quan Đài Loan, trong tháng 4/2020 Đài Loan xuất khẩu 31.100 tấn thép ống hàn, tăng 7% so với tháng 3/2020.
Trong số đó, xuất khẩu sang Mỹ chiếm phần lớn đạt 22.160 tấn, tăng nhẹ 1% và giá trung bình tăng 3 USD/tấn. Các điểm đến khác bao gồm Việt Nam đạt 2.280 tấn, Australia đạt 2.200 tấn, Canada đạt 1.300 tấn, Philippine đạt 1.130 tấn và Trung Quốc (đại lục) đạt 1.100 tấn.
Về nhập khẩu đạt 2.650 tấn, giảm 27% so với tháng 3/2020. Hàn Quốc là nguồn cung cấp chủ yếu đạt 1.350 tấn.
Thép CRC: Trong tháng 4/2020, Đài Loan nhập khẩu 30.400 tấn thép cuộn cán nguội (CRC), tăng đáng kể 61,8% so với 18.800 tấn tháng 3/2020.
Về xuất khẩu, khối lượng đạt 102.900 tấn trong tháng 4/2020, giảm nhẹ 0,4% so với tháng 3/2020.
Thép HRC: Theo thống kê, trong tháng 4/2020 Đài Loan nhập khẩu 47.600 tấn thép cuộn cán nóng (HRC), tăng 8,1% so với 44.000 tấn tháng 3/2020. Về xuất khẩu, khối lượng đạt 332.000 tấn, giảm 27,6% so với 458.700 tấn tháng 3/2020.
Thép HRC không gỉ: Trong tháng 4/2020, Đài Loan nhập khẩu 113.400 tấn thép cuộn cán nóng (HRC) không gỉ, tăng 14,6% so với tháng 3/2020, tăng 3 tháng liên tiếp.
Về xuất khẩu, xuất khẩu thép HRC không gỉ của Đài Loan đạt 19.700 tấn trong tháng 3/2019, cao nhất trong năm 2019. Xuất khẩu trong tháng 2/2020 giảm xuống 9.600 tấn và hồi phục lên 10.200 tấn trong tháng 3/2020, trong khi trong tháng 4/2020 giảm mạnh 32,1% xuống 6.900 tấn.

Nguồn: VITIC/Reuters