Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 18/3/2020 tăng lên mức cao nhất trong hơn 7 tháng do kỳ vọng nhu cầu sẽ được cải thiện, khi các chức trách thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona.
Giá nguyên liệu sản xuất thép trên thị trường physical đạt gần mức cao nhất 3 tuần, do tồn trữ tại các cảng của Trung Quốc giảm và khả năng phục hồi giá quặng sắt kỳ hạn bất chấp virus corona lây lan mạnh.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên tăng 3,5% lên 688 CNY (98,15 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 5/8/2019. Giá quặng sắt trên sàn Singapore tăng 2,3%.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay ở mức 92 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 24/2/2020, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Nhà phân tích Helen Lau thuộc Argonaut Securities, Hồng Kông cho biết, tất cả các cảng tại Trung Quốc trở lại hoạt động bình thường, hoạt động thương mại đường biển sẽ được cải thiện hơn nữa. Trung Quốc cũng hỗ trợ chính sách bổ sung đối với các nhà xuất khẩu bằng cách tăng thuế xuất khẩu thép.
Trung Quốc sẽ tăng thuế xuất khẩu đối với gần 1.500 sản phẩm từ ngày 20/3/2020, khi chính phủ tìm cách nới lỏng áp lực đối với các công ty bị ảnh hưởng bởi virus corona lây lan, Bộ Tài chính cho biết.
Lau cho biết, sự gia tăng thuế xuất khẩu sẽ cho phép các nhà sản xuất thép Trung Quốc sản xuất nhiều sản phẩm thép hơn, chuẩn bị cho khả năng nhu cầu ngoài Trung Quốc phục hồi theo các chính sách kích thích tài khóa. Hơn 40% hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường châu Á – khu vực ít bị ảnh hưởng bởi virus hơn Mỹ và châu Âu.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,7%, trong khi giá thép cuộn cán nóng tăng 0,8%, trong khi giá thép không gỉ thay đổi nhẹ.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc tăng 0,2% và giá than cốc tăng 0,7%.
Các quốc gia giàu nhất thế giới đã chuẩn bị các biện pháp tốn kém hơn để chống lại tác động kinh tế của virus corona, khiến hơn 10.000 người bị nhiễm bệnh gây ra những hạn chế xã hội chưa từng có kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 và gây suy thoái kinh tế toàn cầu.
Các thông tin khác:
Thép CRC: Thống kê cho biết, tổng xuất khẩu thép cuộn cán nguội (CRC) của Đài Loan (TQ) trong tháng 2/2020 đạt 105.100 tấn, tăng hơn 80% so với tháng 2/2019 và tăng 11% so với tháng 1/2020.
Trong số đó, tổng kim ngạch xuất khẩu thép CRC từ Đài Loan đạt 1,8 tỉ NTD. Các điểm đến chủ yếu là Trung Quốc đạt 12.400 tấn, Philippines đạt 11.900 tấn và Indonesia đạt 7.800 tấn.
Thép CRC: Nhập khẩu thép cuộn cán nguội (CRC) của Đài Loan (TQ) trong tháng 2/2020 đạt 25.000 tấn, tăng hơn 46% so với tháng 2/2019 và tăng 132% so với tháng 1/2020.
Trong số đó, kim ngạch nhập khẩu thép CRC của Đài Loan đạt 528 triệu NTD. Các thị trường cung cấp chủ yếu là Trung Quốc đạt 10.100 tấn, Nhật Bản đạt 8.100 tấn và Hàn Quốc đạt 5.300 tấn.
Thép phế liệu: Thống kê chính thức từ Hải quan, tổng nhập khẩu thép phế liệu của Việt Nam từ Nhật Bản trong tháng 2/2020 đạt mức cao kỷ lục.
Trong số đó, tổng nhập khẩu thép phế liệu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 354.000 tấn, chiếm 65% trong tổng số.
Trong tháng 2/2020, tổng nhập khẩu thép phế liệu của Việt Nam đạt 546.000 tấn, tăng 152% so với tháng 2/2019 và tăng 55% so với tháng 1/2020.
Thép: Số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 1/2020 nước này đã xuất khẩu 40.000 tấn sản phẩm thép phẳng, tăng 28% so với tháng 12/2019 và 55,4% so với tháng 1/2019.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 35 triệu USD, so với 27 triệu USD tháng 12/2019 và 23 triệu tấn tháng 1/2019.
Trong số đó, Mỹ xuất khẩu 29.000 tấn sang Mexico, so với 24.000 tấn tháng 12/2019 và 22.000 tấn tháng 1/2019. Thị trường thứ 2 là Canada đạt 11.000 tấn.
Thống kê từ Hải quan Nga, trong tháng 1/2020 nước này đã xuất khẩu 2,2 triệu tấn sản phẩm thép, giảm 7,3% so với tháng 1/2019. Trong số đó, mức giảm lớn nhất là xuất khẩu thép phẳng, giảm 24,7% so với 500.000 tấn tháng 1/2019.
Trong tháng 1/2020, xuất khẩu sản phẩm thép bán thành phẩm của Nga đạt 1,3 triệu tấn, giảm 4,1% so với tháng 1/2019. Hơn nữa, Nga xuất khẩu 220.000 tấn gang và 70.000 tấn hợp kim fero, tăng 3,4% trong khi giảm 11,6% so với tháng 1/2019.

Nguồn: VITIC/Reuters