Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 398,69 điểm hôm 21/7/2020, tăng 1,34% tương đương 5,26 điểm so với chỉ số trước đó hôm 20/7/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 354,75 điểm, không thay đổi so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 407 điểm, tăng 1,56% tương đương 6,26 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 22/7/2020 tăng phiên thứ 2 liên tiếp, được thúc đẩy bởi kỳ vọng nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép tăng khi mùa mưa tại khu vực phía đông Trung Quốc kết thúc.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 3,6% lên 862 CNY (123,67 USD)/tấn, trong phiên trước đó giá quặng sắt tăng 2,2% lên 851 CNY/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép tăng 1,7% lên 3.798 CNY/tấn và giá thép cuộn cán nóng tăng 1,4% lên 3.817 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 1% lên 13.630 CNY/tấn.
Nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh kỳ vọng tiêu thụ lại ở hạ nguồn vì mùa mưa đã kết thúc tại một số khu vực, thêm vào đó là giá thép có thể twang lên trong bối cảnh thị trường tích cực, Huatai Futures cho biết.
Mùa mưa kéo dài hơn bình thường trong năm nay đã kết thúc tại khu vực phía đông Trung Quốc bao gồm Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang, cảnh báo có thể vẫn có mưa và lũ lụt.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 1,5 USD lên 112,5 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác diễn biến trái chiều, với giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên giảm 0,2% xuống 1.226 CNY/tấn, trong khi giá than cốc tăng 1% lên 1.974 CNY/tấn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, chính phủ sẽ nhắm tới tăng trưởng tốt trong năm nay, thực hiện chính sách tài khóa chủ động hơn và chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt hơn.
Các thông tin khác:
Thép HDG: Theo thống kê, Đài Loan (TQ) đã xuất khẩu 415.600 tấn thép cuộn và tấm mạ kẽm nhúng nóng trong nửa đầu năm 2020, giảm 10,28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm phần lớn đạt 96.300 tấn, giảm 3,71% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo là Thái Lan, Malaysia và Bỉ đạt 49.700 tấn, 41.000 tấn và 40.300 tấn, giảm 7,27%; 35,01% và 25,97% theo thứ tự lần lượt.
Bên cạnh đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt 23.500 tấn, đứng thứ 8, song con số này giảm 71,46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thép thô: Thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), trong tuần kết thúc ngày 18/7/2020, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 1,31 triệu tấn, tăng 1,3% so với tuần trước đó song giảm 29,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 58,3%, tăng 0,8% so với tuần trước đó song giảm 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến tuần kết thúc ngày 18/7/2020, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 43,2 triệu tấn, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 66,3%, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: VITIC/Reuters