Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 299,9 điểm hôm 5/2/2020, giảm 0,23% tương đương 0,68 điểm so với chỉ số trước đó hôm 4/2/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 323,04 điểm, giảm 0,23% tương đương 0,73 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 295,52 điểm, giảm 0,23% tương đương 0,67 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 6/2/2020 giảm phiên thứ 4 liên tiếp, do gia tăng lo ngại về triển vọng nhu cầu tại nước nhập khẩu quặng sắt hàng đầu thế giới bị ảnh hưởng bởi virus corona bùng phát.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên giảm 1,7% xuống 574,5 CNY (82,3 USD)/tấn. Tính từ đầu năm đến nay, giá quặng sắt giảm hơn 10% sau 3 năm tăng liên tiếp. Trong khi dự kiến giá quặng sắt sẽ biến động nhẹ trong năm nay sau khi tăng mạnh trong năm ngoái do lo ngại nguồn cung thắt chặt, trong tuần này giá quặng sắt giảm mạnh nhất trong 6 tháng.
Trên sàn Singapore giá quặng sắt kỳ hạn tháng 4/2020 giảm 0,8% xuống 77,5 USD/tấn.
Nhiều nhà phân tích cắt giảm triển vọng tăng trưởng đối với Trung Quốc do dịch bệnh, song thị trường toàn cầu duy trì ổn định trong những ngày gần đây trong bối cảnh các biện pháp kích thích của ngân hàng trung ương và kỳ vọng vaccine.
Trong bối cảnh lạc quan về các biện pháp kích thích của ngân hàng trung ương, giá quặng sắt giao ngay tăng, với giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc đạt 83,8 USD/tấn, hồi phục từ mức thấp nhất 3 tháng, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá thanh cốt thép trên sàn Thượng Hải giảm 0,4% và giá thép cuộn cán nóng giảm 0,2%, trong khi giá thép không gỉ tăng 0,1%.
Theo một nghiên cứu của ANZ, một nhóm các nhà máy thép tại tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Tứ Xuyên và Cam Túc sẽ cắt giảm 30% sản lượng tương đương khoảng 55.000 tấn, do virus corona bùng phát hạn chế nhu cầu.
Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác tăng, với giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 2,3% và giá than cốc tăng 0,7% do gia tăng lo ngại về nguồn cung thắt chặt khi nhiều mỏ khai thác và nhà máy than cốc tại Trung Quốc vẫn đóng cửa.
Các nguồn tin khác:
Thép mạ kẽm: Nhiều nhà máy thép mạ kẽm quyết định tăng giá do giá chào mới của Chung Hung Steel Corporation tăng 2 tháng liên tiếp.
Tuy nhiên, việc tăng giá không đủ bù đắp chi phí, thị trường vẫn lạc quan về sự khởi đầu tốt đẹp.
Hơn nữa, thị trường lạc quan về thị trường thép mạ kẽm trong tương lai và dự kiến giá sẽ tăng hơn nữa.
Thép tấm AP: China Steel Corporation (CSC), công ty sản xuất thép cacbon lớn nhất tại Đài Loan (TQ) công bố giá thép tấm AP mới trong tháng 3/2020.
Công ty này quyết định tăng giá thêm 500 NTD/tấn trong tháng 3/2020. Sau khi điều chỉnh, giá AP đạt 18.500 NTD/tấn. Do nguồn cung thép tấm AP từ CSC hạn chế, giá thỏa thuận tăng.
Sau khi CSC giảm giá thép AP thêm 1.200 NTD/tấn xuống 18.000 NTD/tấn trong tháng 12/2019, giá thép tấm AP ngừng giảm và hồi phục nhẹ trong tháng 1/2020. Sau đó, CSC giữ giá thép tấm AP không thay đổi trong tháng 2/2020.
Nếu nhu cầu tăng mạnh, giá thép tấm AP mới có thể tăng trong tháng 4/2020.
Thép cuộn HDG: Thống kê từ Hiệp hội Sắt và Thép Hàn Quốc (KOSA), sản lượng thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng (HDG) của Hàn Quốc năm 2019 đạt 8,15 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2018, trong khi doanh số bán giảm 2,2% xuống 7,95 triệu tấn.
Trong năm 2019, doanh số bán thép HDG của Hàn Quốc giảm 0,4% xuống 4,51 triệu tấn và doanh số bán ra thị trường nước ngoài giảm 4,5% xuống 3,44 triệu tấn. Doanh số bán thép HDG của Hàn Quốc năm 2019 giảm lần đầu tiên xuống ít hơn 8 triệu tấn kể từ năm 2015.

Nguồn: VITIC/Reuters