Nhôm, chủ yếu sử dụng trong vận tải và đóng gói, đã trở thành mặt hàng giao dịch tốt nhất trên sàn giao dịch kim loại London, giá tăng 13% trong năm nay và chạm mức cao nhất trong 28 tháng.

Lý do bởi những quy định ngày càng thắt chặt của chính quyền Trung Quốc rằng đối với các nhà sản xuất nhôm buộc họ phải cắt giảm sản lượng trong mùa đông để chống lại khói bụi.

Theo kết quả thăm dò mới nhất ở các chuyên gia phân tích do hãng tin Reuters tiến hành, dư thừa nhôm toàn cầu năm nay đã giảm 74% xuống 82.000 tấn so với 317.000 tấn trong cuộc thăm dò hồi tháng trước. Khối lượng nhôm sẽ bị thiếu hụt trong năm 2018 là 200.000 tấn.

Điều này làm tăng triển vọng giá cả mặt hàng nhôm. Theo dự báo trung bình của 30 nhà phân tích cho giá nhôm trung bình trên sàn LME năm nay là 1.835 USD/tấn, tăng 9% so với cuộc thăm dò trước đó, nhưng vẫn thấp hơn 4% so với giá đóng cửa ngày 28/4.

Nhà phân tích Nicholas Snowdon của Standard Chartered cho biết: "Chỉ có thời gian mới có thể cho biết liệu chính sách trên của Trung Quốc thực sự chuyển đổi thành những cắt giảm sản xuất hay không nhưng sự thay đổi tích cực trong nhận thức về năng lực cung cấp của Trung Quốc sẽ không dễ bị đảo ngược”.

"Chúng tôi dự đoán giá nhôm sẽ ở khoảng H2 và có thể là trong quý 4 khi những sự cắt giảm thực tế trở nên rõ ràng với tác động vào thị trường vật lý thật sự."

Các kim loại cơ bản khác cũng chịu tác động. Tin tức về nguồn cung ảnh hưởng đến thị trường đồng sau một cuộc đình công kéo dài tại Escondida của Chile, mỏ đồng lớn nhất thế giới và ngừng khai thác ở mỏ số 2 Grasberg ở Indonesia.

Theo các nhà phân tích hiện nay cho thấy thị trường tiến tới thâm hụt 17.000 tấn thay vì thặng dư 80.000 tấn trong cuộc thăm dò trước đó, và thâm hụt sâu hơn 72.000 tấn vào năm tới.

Nhà phân tích John Meyer thuộc SP Angel nói: "Các vấn đề về chất lượng quạng đồng là một mối quan tâm khi chính quyền Trung Quốc trấn áp các vấn đề ô nhiễm, điều này có thể làm thắt chặt thị trường vào cuối năm nay.

Sự phát triển này đã khiến các nhà phân tíc nâng dự báogiá  đồng lên mức trung bình là 5.734 USD/tấn trong năm nay, tăng 7% so với cuộc thăm dò ý kiến trước và lên tới 5.787 USD/tấn vào năm 2018.

Tuy nhiên, các nhà phân tích đã dự báo  nguồn cung kẽm  trở nên sáng sủa hơn trong ba tháng qua sau khi giá tăng, thúc đẩy các công ty khai thác mỏ trên toàn thế giới tăng sản lượng.

Theo dự báo về sự thâm hụt kẽm toàn cầu, kim loại sử dụng chủ yếu cho thép mạ kẽm đã cắt giảm xuống 336,500 tấn vào năm 2017, giảm 14% so với cuộc thăm dò tháng 1, và mức thâm hụt là 182.000 tấn vào năm tới.

Các nhà phân tích dự báo giá kẽm trung bình 2.772  USD/tấn trong năm nay, tăng 5% so với mức hiện tại.

Theo chuyên gia phân tích Mike Jakeman của Economist Intelligence Unit cho biết: "Chúng tôi dự báo thị trường kẽm tinh chế sẽ duy trì thâm hụt vào năm 2017-2018 khi mỏ bị đóng cửa và hạn chế nguồn cung quặng cho sản xuất.

"Điều nguy hiểm là giá và phí bảo hiểm tăng mạnh sẽ thu hút các dự trữ với khối lượng lớn hơn trong thị trường, do đó phủ nhận nền tảng cơ bản giá tăng."

Các nhà phân tích đã không thay đổi dự báo cho nickel, mặc dù tin tức từ Philippines về yêu cầu đình chỉ sản lượng khai thác do các mối lo ngại về môi trường.

Giá nickel dự kiến sẽ ở mức trung bình 10.673 USD/tấn trong năm nay, giảm 1% so với cuộc thăm dò gần đây nhất. Trong khi, dự báo thâm hụt của thị trường ở mức 46.500 tấn so với 53.000 tấn trước đó.

Chuyên gia tư vấn cao cấp Jim Lennon của Macquarie cho hay, "Sự suy giảm lớn về xuất khẩu quặng nickel từ Philippines hiện nay dường như không khả quan và Nickel Asia, nhà sản xuất quặng lớn nhất hiện nay dự báo sẽ phục hồi được 9% trong năm nay".

Nguồn: VITIC/Reuters

 

Nguồn: Vinanet