Cập nhật lúc 9h30 ngày 28/4/2020:
Thế giới: 3.059.081 người mắc; 206.822 người tử vong, trong đó:
- Mỹ: 1.007.514 người mắc; 56.624người tử vong.
- Tây Ban Nha: 23.521 người mắc; 22.902 người tử vong.
- Italy: 2.324 người mắc; 26.977 người tử vong.
- Pháp: 161.488 người mắc; 22.614 người tử vong.
- Việt Nam: 270 trường hợp mắc COVID -19. Đến 18h00 ngày 28/4, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Tổng cộng 225 người đã được chữa khỏi.

Dịch COVID-19 sáng 28-4: Việt Nam 0 ca nhiễm mới, toàn cầu gần 1 ...

  1. Nguồn: Tuoitre.vn
  2. Tính đến ngày 28/4, thế giới có tổng cộng 3.059.081 ca nhiễm nCoV, trong đó có 211.202 trường hợp tử vong và 919.746 người đã hồi phục. Cho đến nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng và lây lan đến 210 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) đã chính thức vượt 3 triệu người.
Mỹ: Vẫn là quốc gia có số người nhiễm bệnh và tử vong do COVID -19 cao nhất thế giới. Trong 24 giờ qua, với 20.354 ca nhiễm mới, số người mắc bệnh tại Mỹ đã vượt 1 triệu lên 1.007.514, chiếm gần 1/3 số ca bệnh toàn cầu. Mỹ cũng ghi nhận thêm 1.211 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 lên 56.624. Ngoài ra, có 137.720 người nhiễm bệnh đã bình phục và 14.175 ca nặng, nguy kịch.
Nhận xét về tình hình chống dịch ở Mỹ, ngày 27/4, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Mike Ryan cho rằng, quốc gia này dường như có một kế hoạch liên bang “được trình bày rất rõ ràng” và dựa trên cơ sở khoa học dành cho công tác đấu tranh với đại dịch COVID -19.
Italy:Tại Italy cơ quan Bảo vệ Dân sự cho biết đã ghi nhận thêm 1.739 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, nâng tổng số trường hợp mắc COVID -19 lên 199.414 người - đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Tây Ban Nha. Đây là mức tăng số ca mắc mới COVID -19 hàng ngày thấp nhất ở Italy kể từ ngày 10/3.
Cũng theo cơ quan trên, số ca tử vong do SARS-CoV-2 ở Italy đã tăng thêm 333 trường hợp, lên 26.977 người - cao thứ hai thế giới sau Mỹ. Ngoài ra, Italy cũng có thêm 1.696 bệnh nhân hồi phục sức khỏe, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 66.624 người.
  1. Tây Ban Nha: Ngày 28/4 có thêm 2.793 ca mới trong 24 giờ - mức tăng thấp nhất trong vòng 1 tháng vừa qua, tăng lên 229.422 người nhiễm, thêm 331 trường hợp tử vong, ghi nhận tổng cộng 23.521 người chết. Quốc gia này sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế, từ ngày 2/5, người dân được phép tập thể dục cách nhà khoảng 1km nếu số ca nhiễm tiếp tục giảm nhưng vẫn phải duy trì yêu cầu giãn cách xã hội. Ngày hôm qua, trẻ em của quốc gia này lần đầu tiên được ra ngoài sau thời gian phong tỏa kể từ hôm 14/3.
Số lượng ca nhiễm mới của Italy đã tăng ở mức thấp nhất trong 7 tuần qua, khi Thủ tướng Giuseppe Conte bắt đầu đưa ra kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa và khởi động lại nền kinh tế. Quốc gia này 24 giờ qua ghi nhận 1.739 người nhiễm mới - ít nhất kể từ ngày 10/3. Hiện tại, tổng số ca nhiễm là 199.414 và số người đã hồi phục tăng 1.696 lên 66.624.
Đức: Tại Đức số ca nhiễm SARS-CoV-2 đã tăng lên 158.434, với 6.061 ca tử vong, trong khi số người khỏi bệnh là 115.000 người. Theo Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), hệ số lây nhiễm ở Đức đã tăng từ 0,9 lên 1, có nghĩa 1 người bệnh lây nhiễm tương đương cho 1 người khác.
Anh: Tại Anh hơn 360 ca tử vong tại các bệnh viện trong ngày hôm, đây là mức tăng thấp nhất kể từ ngày 28/3, nâng tổng số lên 21.092. Quốc gia này có thêm 4.309 người mới có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, hiện tại tổng số người nhiễm là 157.149. Hôm Chủ nhật, Anh đã tăng cường xét nghiệm, thực hiện thêm 37.024 xét nghiệm khi nỗ lực đạt mục tiêu 100.000 người được xét nhiễm mỗi ngày vào cuối tháng này.
Trong bối cảnh đó, Người phát ngôn Steffen Seibert tuyên bố, Chính phủ liên bang Đức sẽ không sớm thảo luận về việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Cuộc thảo luận trực tuyến giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel với thủ hiến các bang, theo kế hoạch diễn ra vào cuối tháng này để đưa ra các biện pháp tiếp theo, sẽ được hoãn lại tới ngày 6/5.
Pháp: Tại Pháp số ca tử vong vì COVID -19 đã lên tới 23.293 người, tăng 437 trường hợp trong 24 giờ qua, bao gồm 14.497 ca ở các bệnh viện (tăng 295 trường hợp) và 8.796 ca ở các nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội (tăng 142 trường hợp).
Tại châu Á, Iran vẫn là ổ dịch lớn thứ 2 khu vực với 91.472 ca nhiễm và 5.808 ca tử vong. Hiện tại, chính phủ nước này vẫn chưa cho phép trường học mở cửa trở lại, các hoạt động có sự tham gia của nhiều người vẫn bị cấm. Mới đây, theo hãng tin Aljazeera, hơn 700 người Iran đã chết sau khi uống methanol, vì cho rằng chất này có thể chữa khỏi COVID -19.
Singapore: Hiện là ổ dịch lớn thứ 3 châu Á và lớn nhất Đông Nam Á, có thêm 799 ca nhiễm trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 14.423. Trong khi đó, quốc gia này ghi nhận thêm 2 ca tử vong, đó là 2 người đàn ông 81 tuổi và 82 tuổi, nâng tổng số lên 14 trường hợp. Hầu hết số ca nhiễm ở đợt bùng phát thứ 2 này là lao động nhập cư sống tại các ký túc xá.
Diễn biến tình hình dịch COVID -19 tại Việt Nam
tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 28/4, Việt Nam bước sang ngày thứ 12 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 45.466 người. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 323; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 8.459 và nhiều nhất là cách ly tại nhà, nơi lưu trú với 36.684 người.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo xây dựng giải pháp tăng trưởng hậu COVID-19
Bộ Công Thương đề xuất bỏ hạn ngạch, cho phép xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ 1/5
Bộ Công Thương vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 1/5/2020 cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường và dừng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo.
  1. Nguồn: Tapchicongthuong.vn
  2. Chiều 27/4/2020, Bộ Công Thương vừa có báo cáo đề xuất với Thủ tướng về phương án điều hành xuất khẩu gạo trong tháng 5/2020 và thời gian tới nhằm mục đích vừa thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực, vừa duy trì sản xuất và tăng trưởng kinh tế, phù hợp với bối cảnh dịch bệnh COVID -19.
Theo đó, kể từ ngày 1/5/2020, Bộ Công Thương kiến nghị dừng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo quy định tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020 của Văn phòng Chính phủ.
Đồng thời, cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Lý do được Bộ Công Thương đưa ra là đến cuối tháng 4/2020, các yếu tố quan trọng nhất dẫn đến quyết định giãn tiến độ xuất khẩu gạo vào cuối tháng 3 đã có sự thay đổi đáng kể, theo hướng tốt lên.
Ngoài ra, để duy trì, đảm bảo an ninh lương thực trong trạng thái bình thường mới hiện nay, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu điều hành xuất khẩu Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng cho tiếp tục thực hiện một số biện pháp hỗ trợ.
Cụ thể, thực hiện nghiêm việc chỉ xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không).
Song song đó, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan, Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Biên phòng, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an, Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ để phòng ngừa, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu gạo qua biên giới.
Nguồn: Tapchicongthuong.vn
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tiếp tục đôn đốc các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc tuân thủ quy định tại Điều 12 của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về việc thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó và cam kết sẽ cung cấp ngay ra thị trường trong nước nếu được Chính phủ yêu cầu, đồng thời đề nghị 20 thương nhân xuất khẩu gạo lớn nhất ký thỏa thuận với ít nhất là 1 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu .
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng kiến nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động chỉ đạo các Sở Công Thương trên địa bàn tăng cường công tác đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn, đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.

Nguồn: VITIC Tổng hợp