Cập nhật lúc 9h30 ngày 9/4/2020
Thế giới: 1.513.304 người mắc, 88.405 người tử vong.
- Hoa Kỳ: 400.549 người mắc, 12.857 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 146.690 người mắc, 14.555 người tử vong.
- Italy: 135.586 người mắc, 17.127 người tử vong.
- 210 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc COVID-19.
Việt Nam: 126/251 trường hợp măc bệnh COVID-19 đã khỏi, chiếm hơn 50% các ca dương tính ở Việt Nam. Trong 251 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong, 125 ca bệnh đang được điều trị.
Nguồn: Tuổi trẻ
Mỹ: Theo số liệu cho thấy Mỹ hiện đang đứng đầu thế giới về số ca mắc bệnh với 426.300 người nhiễm, tăng 25.965 ca so với một ngày trước. Số người tử vong ở Mỹ vẫn tăng cao, với 1.781 ca được phát hiện trong 24h qua, nâng tổng số ca thiệt mạng do Covid-19 lên 14.622. Mỹ hiện đang phải chữa trị cho 389.455 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 với 9.234 ca nguy kịch.
Trong ngày 8/4, Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (Fema) và Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) đã ra thông cáo chung cho biết, sẽ thu giữ toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu là các thiết bị bảo hộ y tế quan trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh ở nước này.
Thông cáo nêu rõ các mặt hàng thuộc diện bị thu giữ gồm mặt nạ chống độc, khẩu trang phẫu thuật và găng tay phẫu thuật. Sau khi thu giữ, Fema sẽ xem xét số hàng nào được giữ lại để sử dụng trong nước và số hàng nào được phép xuất khẩu.
Theo một dự thảo được đăng trên mạng, quy định thu giữ và kiểm tra hàng xuất khẩu của Fema sẽ có hiệu lực từ ngày 10/4 - 10/8.
Đây là động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong nỗ lực giảm bớt tình trạng khan hiếm trang thiết bị y tế cung cấp cho đội ngũ y bác sĩ và bệnh viện ở tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Tây Ban Nha: Theo Bộ Y tế Tây Ban Nha, số ca nhiễm virus mới được ghi nhận trong ngày 8/4 là 6.180 ca và số ca tử vong mới do bệnh Covid-19 là 757 trường hợp. Tây Ban Nha cho biết tổng số người tử vong vì Covid-19 ở nước này tính đến ngày 8/4 là 14.555 người, tổng số ca nhiễm virus corona là 146.690 người.
Trong ngày 8/4, giám đốc khu vực Châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới khuyên các nước “cân nhắc thật kỹ lưỡng” trước khi nới lỏng các biện pháp hạn chế Covid-19. Ông nhận định sự lây lan của dịch bệnh “vẫn rất đáng lo ngại” ở Châu Âu và “vẫn còn một chặng đường dài trong cuộc đua marathon (với dịch bệnh) này”.
Pháp: Bộ Y tế Pháp xác nhận 10.869 ca tử vong vì dịch Covid-19, trong đó 7.632 ca ở bệnh viện (tăng 541 trong 24 giờ).
Số bệnh nhân phải nhập viện là 30.375 (tăng 348 trong 24 giờ), gồm 7.148 trường hợp nghiêm trọng cần hồi sức tích cực ( tăng 482). Trong số những bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt này có 108 người dưới 30 tuổi. Đến nay, 21.254 người đã khỏi bệnh và ra viện.
Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian cho biết, Pháp sẽ viện trợ gần 1,2 tỷ Euro để giúp châu Phi chống lại sự lây lan của Covid-19.
Thổ Nhĩ Kỳ: Ngày 8/4, Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận thêm 4.117 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 và 87 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm bệnh và thiệt mạng do chủng virus nguy hiểm này lên tương ứng 38.226 và 812.
Trong vòng 24 giờ qua, đã có 24.900 trường hợp được xét nghiệm để sàng lọc các nguy cơ mắc Covid-19. Hiện tổng số bệnh nhân phục hồi ở nước này là 1.846 người.
Nga: Theo hãng tin Reuters ngày 8/4, Nga ghi nhận 1.175 ca nhiễm Covid-19 mới, con số kỷ lục trong một ngày. Theo số liệu của Trung tâm xử lý khủng hoảng quốc gia của Nga, tổng số ca nhiễm Covid-19 của nước này hiện là 8.672 trường hợp.
Đây là ngày thứ 2 liên tiếp Nga có số người nhiễm mới cao hơn 1.000. Số ca tử vong mới trong 5 và tổng số ca tử vong của Nga hiện là 63 trường hợp.
Số liệu của viện Robert Koch về bệnh truyền nhiễm của Đức cho thấy trong vòng 24 giờ vừa qua, số ca nhiễm Covid-19 chủng mới của Đức tăng thêm 4.003 người, số ca tử vong tăng thêm 254 người.
Hiện tổng số ca dương tính với Covid-19 của Đức là 107.663, trong đó có tổng cộng 2.016 người đã tử vong vì bệnh này.
Iaq: Tại Iraq, Bộ Y tế xác nhận có 1.202 ca nhiễm bệnh và 69 người tử vong do SARS-CoV-2. Trong vòng 24 giờ qua, số ca mắc Covid-19 tại Iraq là 80 trường hợp, trong đó có 15 người được phát hiện ở Thủ đô Baghdad. Chính phủ Iraq hiện đang áp dụng một số biện pháp để kiềm chế sự bùng phát dịch Covid-19, trong đó có mở rộng lệnh giới nghiêm trên toàn quốc cho tới ngày 19/4.
Trung Quốc: Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm mới tăng nhẹ trong 2 ngày liên tiếp đồng thời số ca bệnh nhập khẩu từ nước ngoài đang ở con số cao nhất trong 2 tuần. Trong ngày 8/4, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo có 63 ca nhiễm mới, trong số này, 61 ca từ nước ngoài trở về. Tổng số ca bệnh từ nước ngoài về là 1.103 trường hợp, chủ yếu là du học sinh Trung Quốc.
Tổng số ca xác nhận nhiễm bệnh ở đại lục là 81.865 người và 3.335 người tử vong, trong số đó, 75% nạn nhân là ở thành phố Vũ Hán.
Hàn Quốc: Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, trong ngày 9/4, đất nước này đã ghi nhận 39 ca nhiễm Covid-19 chủng mới và 4 ca tử vong mới do bệnh Covid-19. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc dao động quanh mốc 50 ca với tỉ lệ khỏi bệnh trên 65%.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), đến nay, tổng số ca mắc nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc là 10.423 người. Tổng số ca tử vong là 204, trong đó hơn 50% là bệnh nhân trên 80 tuổi và có ít nhất một bệnh nền từ trước.
Singapore: Ngoài ra, có 197 trường hợp đã phục hồi và xuất viện. Tổng số trường hợp được điều trị thành công lên 6.973 người. Hiện vẫn còn hơn 30 trường hợp trong tình trạng nguy kịch.
Bộ Y tế Singapore ngày 8/4 cho biết đã ghi nhận thêm 142 ca nhiễm mới trong cùng ngày - mức tăng cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.623 trường hợp.
Trong số ca nhiễm mới của ngày 844, có 40 ca liên quan tới một khu nhà ở dành cho lao động nước ngoài, Bộ Y tế Singapore cho biết thêm.
Malaysia: Tại Malaysia, giới chức y tế ngày 8/4 cho biết nước này có thêm 156 ca nhiễm Covid-19 mới và 2 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua. Trong số 2 người tử vong, có 1 người quốc tịch Pakistan từng tham dự lễ hội tôn giáo lớn tổ chức ở Malaysia và sau đó trở thành ổ dịch lớn của cả nước.
Tổng số ca nhiễm virus của Malaysia là 4.119 và tổng số ca tử vong là 65 người. Số ca hồi phục là 1.487 bệnh nhân.
Philippines: Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines ghi nhận thêm 106 trường hợp dương tính vớiCovid-19 và 5 ca tử vong mới. Tổng số ca nhiễm Covid-19của nước này hiện là 3.870 trường hợp với 96 người tử vong.
Philippines cho biết sẽ xét nghiệm khoảng 10.000 mẫu bệnh Covid-19 ngày trong vòng 3 tháng tới.
Indonesia: Ngày 8/4, Bộ Y tế Indonesia ghi nhận thêm 218 ca nhiễm virus corona mới và 19 ca tử vong mới. Tổng số ca nhiễm Covid-19 của Indonesia là 2.956 trường hợp và tổng số ca tử vong do bệnh Covid-19 ở nước này là 240. Ngoài ra, có 222 người đã hồi phục sức khoẻ.
Bắt đầu từ ngày 10/4 tới, thủ đô Jakarta của Indonesia cấm người dân tụ tập trên 5 người, giảm 50% công suất phục vụ và hạn chế thời gian hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng từ 6h đến 18h hàng ngày. Trong khi đó, các phương tiện cá nhân vẫn được phép ra vào khu vực thủ đô song số lượng người trên mỗi xe sẽ bị hạn chế.
Tính đến sáng 8/4, Jakarta ghi nhận tổng cộng 1.552 trường hợp dương tính với Covid-19, trong đó có 144 ca tử vong.
Diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Đến 6h, ngày 9/4, Việt Nam có 251 bệnh nhân mắc Covid-19, trong số đó 126 người đã được điều trị khỏi.
Bản tin từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết tính đến sáng 9/4, Việt Nam ghi nhận 251 trường hợp mắc Covid-19 (156 người từ nước ngoài chiếm 62,6%; 95 người lây nhiễm thứ phát).
Tổng số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly là 77.298. Trong đó, 1.248 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 46.503 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú và 37.544 người cách ly tập trung tại các cơ sở khác. 126 bệnh nhân Covid-19 đã khỏi
Hiện, hơn 50% bệnh nhân Covid-19 đã khỏi (126 người). 125 người đang được điều trị, nhiều người có sức khỏe tốt.

Bộ Công Thương và công tác phòng, chống dịch Covid-19

Nguồn: Tapchicongthuong
Giữa những ngày cao điểm giãn cách xã hội để ngăn chặn Covid-19 lây lan, mọi hoạt động của Bộ Công Thương từ tổ chức hội nghị đến việc xử lý hồ sơ thủ tục hành chính và cả trong những chỉ đạo, điều hành... đều được thực hiện, triển khai trên nền tảng công nghệ thông tin mới, hiện đại mang lại nhiều thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Ứng dụng giải pháp công nghệ trong họp trực tuyến
Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã có văn bản đề nghị các bộ, cơ quan, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh để hạn chế việc đi lại, tiếp xúc trực tiếp.
Hiện nay, Cục TMĐT và KTS đã cung cấp 150 tài khoản Microsoft Team để sử dụng tại Bộ Công Thương. Các cán bộ được cấp tài khoản bao gồm: Lãnh đạo Bộ, thư ký Lãnh đạo Bộ, cán bộ cấp Vụ trở lên của các đơn vị thuộc Bộ và đại diện các đơn vị thuộc Bộ, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và KTS thông tin.
Mới đây nhất, ngày 31/3/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã tiến hành cuộc họp giao ban trực tuyến trên nền tảng này. Cuộc giao ban trực tuyến đã tạo động lực mới, cảm hứng mới cho toàn bộ đội ngũ.
Đổi mới cách thức chỉ đạo điều hành, từ truyền thống sang trực tuyến
Đến nay, hệ thống iMOIT đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg về việc gửi nhận văn bản điện tử giữa cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước (Quyết định 28) và trở thành công cụ, môi trường làm việc thường xuyên của các cán bộ, công chức tại các đơn vị thuộc Bộ.
Cùng với đó, hệ thống iMOIT của Bộ cũng đã liên thông, kết nối đến Trục liên thông văn bản quốc gia (VDXP), phục vụ việc gửi nhận, liên thông văn bản điện tử của Bộ Công Thương với các cơ quan Chính phủ khác.
Thống kê cho thấy, năm 2019, hệ thống iMOIT đã giải quyết hơn 53.000 văn bản đến, hơn 17.000 văn bản đi (chiếm 95% tổng số văn bản của Bộ, trừ các văn bản mật).
Trong bão dịch Covid-19, ngành Công Thương chuyển đổi cách thức chỉ đạo, điều hành, từ truyền thống sang trực tuyến thông qua các hệ thống công nghệ thông tin như: hệ thống tư điện tử của Bộ, hệ thống văn bản điện tử Bộ...
Mặt khác, đối với hệ thống thư điện tử (email) của Bộ, 100% cán bộ, công chức các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã được cấp và sử dụng thường xuyên email MOIT trong công việc. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã triển khai Hệ thống quản lý điều hành eMOIT, cũng như cũng đã sử dụng hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet).
Cùng với đó, Cổng Thông tin điện tử của Bộ cũng đã cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin chính thống của Bộ, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Các hệ thống công nghệ thông tin trên cơ bản đã đáp ứng đầy đủ hoạt động hàng ngày của các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ, Phó Cục trưởng Cục TMĐT nhận định và nhấn mạnh, việc sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin này sẽ đổi mới cách thức hoạt động, chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ từ hình thức truyền thống sang trực tuyến, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành, triển khai công việc của Lãnh đạo Bộ và các cán bộ trong Bộ, giảm thiểu tối đa việc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp trong bối cảnh dịch Covid -19 còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.
Xử lý hồ sơ thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
Bộ Công Thương là một trong những Bộ đầu tiên triển khai Cổng Dịch vụ công (Cổng DVC) từ cuối năm 2016 (https://dichvucong.moit.gov.vn/).
Cổng DVC của Bộ Công Thương là địa chỉ duy nhất để kết nối, liên thông và trao đổi dữ liệu đến Cổng dịch vụ công quốc gia và Cơ chế một cửa Quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.
Nguồn: Tapchicongthuong
Hiện nay, Cổng dịch vụ công Bộ Công Thương đã triển khai 206 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 (trong đó có 144 DVCTT mức độ 3, 62 DVCTT mức độ 4).
Thống kê cho thấy Cổng dịch vụ công của Bộ đã có hơn 32.000 doanh nghiệp đăng ký và sử dụng, xử lý trung bình 5.000-6.000 hồ sơ/ngày. Tổng số hồ sơ DVCTT trong năm 2019 và 2 tháng đầu năm 2020 lần lượt là 1.540.792 và 244.707 hồ sơ, tương ứng 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.
Để đảm bảo cho hệ thống hoạt động xuyên suốt 24/7, Cục TMĐT và KTS cử cán bộ liên tục trực và kiểm tra, rà soát hệ thống. Cục cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng các DVCTT dưới hình thức điện thoại, email... đảm bảo người dân, doanh nghiệp luôn thực hiện DVCTT một cách tốt nhất.
Đối với các đơn vị thuộc Bộ đã triển khai đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, Cục TMĐT và KTS cũng kiến nghị các đơn vị cần tăng cường tiếp nhận hồ sơ điện tử, hạn chế tối đa tiếp nhận hồ sơ giấy để tránh việc tiếp xúc, gặp gỡ trong bối cảnh xảy ra dịch Covid-19.
Trong trường hợp các cán bộ của Bộ Công Thương bị cách ly, Cổng dịch vụ công Bộ Công Thương hoàn toàn đáp ứng được việc xử lý, xét duyệt hồ sơ hoàn toàn trong môi trường trực tuyến.
Trong thời gian vừa qua, Bộ đã xây dựng xong Hệ thống một cửa điện tử của Bộ Công Thương và đã đưa vào vận hành từ đầu tháng 7/2019, đáp ứng đúng tiến độ đã đề ra tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Nguồn: VITIC Tổng hợp