Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng lên 4,0% trong quý II, cao hơn ước tính trung bình là 2,5%. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1 đến tháng 3/2015, theo dữ liệu của Chính phủ.

So với quý trước, kinh tế tăng hơn 1,0% , so với ước tính trung bình tăng 0,6%.
GDP quý I đã được điều chỉnh tăng 1,5%, trong khi GDP thực được điều chỉnh theo quý (điều chỉnh lạm phát) đã tăng 0,4% so với mức tăng 0,3% của quý I.
Dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục trong các quý tiếp theo, đưa ra cho Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) kỳ vọng rằng một thị trường lao động ổn định sẽ bắt đầu thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, điều này hỗ trợ nhằm tạo ra lạm phát bền vững.
Nhà kinh tế học cao cấp Hidenobu Tokuda của Viện nghiên cứu Mizuhocho biết do chi tiêu của người tiêu dùng và chi tiêu vốn vừa hồi phục tốt trong quý II và đó là lý do tại sao nhu cầu trong nước tăng mạnh.
Tốc độ tăng trưởng có thể giảm nhẹ, nhưng vẫn đang trong đà hồi phục, đây là một sự phát triển tích cực cho lạm phát.
Kinh tế Nhật Bản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đáng khích lệ khi ghi nhận quý thứ 6 liên tiếp tăng trưởng. Đây cũng là giai đoạn tăng trưởng liên tục dài nhất trong 10 năm qua của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này. Lần cuối cùng nền kinh tế tăng trưởng 6 tháng liên tiếp diễn ra trong giai đoạn từ tháng 3/2005 cho đến quý II/2006.
Tiêu dùng cá nhân, chiếm khoảng 2/3 GDP, tăng 0,9% so với quý trước, cao hơn dự đoán trung bình là 0,5%.
Điều đó đánh dấu sự mở rộng nhanh nhất trong hơn 3 năm vì những hàng hoá lâu bền như ô tô và đồ gia dụng đã được người tiêu dùng mua nhiều hơn. Các dữ liệu cho thấy người tiêu dùng cũng dành nhiều tiền hơn cho ăn uống. Đây là tất cả những dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy rằng chi tiêu tiêu dùng không còn là điểm yếu của kinh tế của Nhật Bản.
Chi tiêu vốn tăng 2,4% trong quý II so với quý trước, tăng gấp đôi ước tính trung bình trước đó là 1,2%. Đây là mức tăng trưởng nhanh nhất trong đầu tư kinh doanh kể từ quý I/2014 khi các công ty chi nhiều hơn cho phần mềm và thiết bị xây dựng.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi thận trọng hơn về triển vọng nhu cầu trong nước và cam kết thực hiện nhiều chính sách nhằm củng cố nền kinh tế.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng nhanh hơn kỳ vọng, nhưng không phải lúc nào Ngân hàng Trung ương Nhật cũng phá vỡ chương trình kích thích kinh tế của mình, vì lạm phát vẫn còn yếu.
Xuất khẩu giảm 0,3 điểm phần trăm so với quý I, một phần do nhập khẩu tăng. Điều này đáng chú ý bởi vì Nhật Bản thường dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng.
Kể từ khi bắt đầu nới lỏng định lượng vào tháng 4/2013, BOJ đã đẩy thời gian để đạt mục tiêu lạm phát 2% một lần một phần do chi tiêu tiêu dùng yếu.
Dữ liệu GDP trong quý II cho thấy tiêu dùng cá nhân cuối cùng đã bắt đầu đi theo hướng mà BOJ và các bộ trưởng khác của chính phủ đã dự đoán trước đó.
 Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet