Bà Hillary Clinton, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ của Mỹ, đã giúp khởi động các cuộc đàm phán nhằm biến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) trở thành một trong những khối thương mại hùng mạnh nhất thế giới.
Nhưng trong các chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, bà Clinton đang gieo mối nghi ngờ mới đối với khối TPP, gồm 12 nước chiếm đến 40% nền kinh tế thế giới, có hai thành viên thuộc ASEAN là Việt Nam và Malaysia có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu đang hân hoan khi bỗng nhiên được tiếp cận đến một thị trường khổng lồ của các nền kinh tế phát triển như Mỹ.
Một khi trở thành tổng thống , giới phân tích nhận định bà Clinton có lẽ sẽ đưa cả khối khởi sắc hơn, nhưng phải là một TPP được điều chỉnh lại.
Các nhà phân tích cho rằng bà Clinton bày tỏ sự lưỡng lự với công chúng về TPP là nhằm giành lá phiếu của cử tri.
TPP sẽ khiến các ngành công nghiệp của Mỹ (và công nhân các ngành đó) bị tổn thương vốn bị sự đe dọa từ hàng xuất khẩu được miễn thuế từ các nước khác trong khối.
Nếu bà Clinton thắng cử và nắm quyền thay Tổng thống Barack Obama vào tháng Giêng năm sau, để giữ thể diện bà có thể không vứt bỏ hiệp định này mà cũng chẳng để nguyên xi mà không có yêu sách này nọ.
Vì vậy, hy vọng bà Clinton ít ra cũng là tay chơi rắn.
“Thách thức về mặt chính trị là làm thế nào để ủng hộ TPP mà lại không gây hại nghiêm trọng và mất kiểm soát đối với quá trình tranh cử của bà Clinton”, Jeffrey Wilson, giảng viên cao cấp về kinh tế chính trị của Đại học Murdoch ở bên Úc, đánh giá.
Một kịch bản theo ông Wilson là, “một khi bà thắng cử, [TPP] sẽ được giới thiệu và thông qua quyền xúc tiến thương mại nhanh của tổng thống Obama (fast track) trong phiên họp cuối nhiệm kỳ của Quốc hội Mỹ.
“Tất cả những chuyện bà ta phải làm là đừng chống đối với hiệp định này, hãy cứ để cho TPP được xuôi chèo mát mái một cách tự nhiên chứ đừng chính thức tán thành hay phá vỡ lời hứa tranh cử của mình”/
12 quốc gia trong đó có Nhật và Singapore đã ký hiệp định TPP hồi tháng 2. Nhưng cơ quan lập pháp của mỗi nước, trong đó có Quốc hội Mỹ, phải phê chuẩn hiệp định thì TPP mới có hiệu lực, và quá trình này ước tính là mất hai năm.
Những nước như Việt Nam phải đạt được một số yêu cầu hà khắc theo yêu cầu của Mỹ về quyền lao động và bảo hộ nhãn hiệu.
Kịch bản khó khăn hơn đối với TPP: Clinton khi trở thành tổng thống sẽ công khai phản đối hiệp định và yêu cầu quốc hội sửa đổi.
Bà Clinton từng gọi TPP là một “tiêu chuẩn vàng” đối với tự do thương mại nay ủng hộ việc bổ nhiệm một “công tố viên thương mại” để giám sát hiệp định này cũng như các thỏa thuận khác của Mỹ cùng các quốc gia khác.
Bà Clinton đã cho rằng hiệp định hiện nay để cho các nước thành viên thao túng đồng tiền của họ, theo lời Jason Menon, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Phát triển châu Á tại Manila, Philippines.
Chiến thuật thao túng tiền tệ có thể giúp tăng lợi thế cho các nhà xuất khẩu ở bất kỳ nước nào cho phép phá giá đồng tiền.
Điều chỉnh lại TPP để giảm bớt các quan ngại về thao túng tiền tệ đó, cộng với bất kỳ điều chỉnh nào khác dưới thời bà Clinton, ít nhất cũng trì hoãn được một TPP mà chỉ riêng thời gian đàm phán cũng đã ngót nghét 7 năm.
“Một điều khoản thao túng tiền tệ có thể tự nó chịu sự thao túng và hầu như không thể áp dụng được một cách khách quan hay phù hợp”, Menon nói.
Nguồn: Trần Bích (Theo Forbes)/vietq.vn