Tăng trưởng doanh số bán lẻ dự kiến chỉ giảm nhẹ trong tháng 1/2019 trong khi tỷ lệ thất nghiệp dự báo vẫn không đổi, một dấu hiệu nhu cầu trong nước vẫn duy trì ở đầu năm nay.
Sản lượng công nghiệp yếu sẽ nâng lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ chậm lại do các công ty hạn chế sản xuất bởi nhu cầu thiêt bị nặng giảm mạnh từ Trung Quốc.
Asuka Sakamoto, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Mizuho cho biết “xuất khẩu thiết bị sản xuất bán dẫn và thiết bị viễn thông suy yếu chủ yếu do Trung Quốc”. “Chúng tôi dự kiến sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tiếp tục sụt giảm”.
Mỹ và Trung Quốc đang tranh cãi về chi tiết thỏa thuận để kết thúc cuộc chiến thương mại của họ chỉ một tuần trước khi thời hạn chót Washington áp đặt thời gian ngừng chiến thương mại hết hạn và kích hoạt mức thuế quan cao hơn của Mỹ.
Việc trả đũa thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã làm chậm lại thương mại toàn cầu.
Nhật Bản có rủi ro vì nhiều nhà máy sản xuất của họ tập trung vào sản xuất thiết bị nặng, điện từ và linh kiện ô tô cho các nhà sản xuất hàng thành phẩm khác ở Trung Quốc.
Sản lượng công nghiệp dự báo giảm 2,5% trong tháng 1/2019 so với tháng trước, theo ước tính trung bình của 16 nhà kinh tế trong một thăm dò của Reuters. Số liệu đó sẽ đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp sụt giảm và là tháng sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2018.
Các công ty đã khảo sát sản xuất công nghiệp cũng sẽ đưa ra dự báo sản lượng của họ trong tháng 2 và tháng 3/2019, sẽ được theo dõi chặt chẽ để xác định mức độ thiệt hại từ cuộc chiến tranh thương mại.
Doanh số bán lẻ dự báo tăng 1,1% trong tháng 1/2019 so với một năm trước, chậm lại so với mức tăng 1,3% trong tháng trước đó.
Bộ Thương mại sẽ phát hành số liệu sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ vào ngày 28/2/2019.
Số liệu khác dự kiến cho thấy doanh số bán lẻ của Nhật Bản giữ ổn định tại 2,4% trong tháng 1/2019 và tỷ lệ người xin việc vẫn không đổi ở mức 1,63, theo thăm dò của Reuters.
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong hơn 2 năm do xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm, gây ra lo ngại về nhu cầu toàn cầu đang chậm lại.
Xuất khẩu sụt giảm sau khi một đánh giá quan trọng về vốn kinh doanh của Nhật Bản cho thấy các đơn hàng máy móc của nước ngoài giảm mạnh nhất trong hơn 1 thập kỷ vào tháng 12/2018, và tâm lý kinh doanh xuống mức thấp nhất 2 năm.
Các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản đang lo ngại về triển vọng tăng trưởng nếu Mỹ và Trung Quốc không giải quyết được những khác biệt về thương mại của họ.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet