Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.211 đồng (tăng 10 đồng so với cuối tuần qua).
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.857 đồng (tăng 10 đồng so với cuối tuần qua).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.515 - 23.907 VND/USD. Tại các ngân hàng thương mại trong nước hôm nay giá mua - bán USD được công bố như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.155 - 23.325 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 15 đồng so với cuối tuần qua ở cả 2 chiều mua bán. Ngân hàng ACB niêm yết 23.160 - 23.290 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi ở cả 2 chiều mua bán.
Đông Á niêm yết 23.210 - 23.300 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 30 đồng giá mua và tăng 20 đồng giá bán.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.140 - 23.320 VND/USD (mua vào - bán ra), giữ nguyên giá mua bán cuối tuần qua.
Techcombank niêm yết 23.160 - 23.320 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 8 đồng ở cả 2 chiều. Sacombank niêm yết 23.137 - 23.289 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi ở cả 2 chiều.
Tại Vietinbank, niêm yết 23.161 - 23.311 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi ở cả 2 chiều.
Agribank niêm yết 23.170 - 23.280 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi ở cả 2 chiều.
11h30, giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.200 đồng/USD và bán ra 23.220 đồng/USD, không đổi so với cuối tuần qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 11h30 có 9 ngoại tệ tăng giá, 4 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 10 ngoại tệ tăng giá và 14 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 10/2/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Mỹ

USD

23.167,89 (+13,51)

23.186,78 (+13,65)

23.305,89 (+8,76)

Euro

EUR

25.147,42 (+36,36)

25.278,43 (+25,16)

25.819,82 (-31,80)

Bảng Anh

GBP

29.582,28 (-7,76)

29.793,96 (-8,07)

30.181,42 (-37,03)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

23.305,14 (-7,37)

23.603,72 (+7,40)

23.923,88 (-21,74)

Yên Nhật

JPY

208,01 (+0,56)

209,54 (+0,43)

213,48 (+0,10)

Đô la Úc

AUD

15.293,47 (+31,91)

15.403,71 (+26,22)

15.729,05 (+1)

Đô la Canada

CAD

17.216,26 (+34,30)

17.336,50 (+25,92)

17.653,73 (-0,82)

Đô la Singapore

SGD

16.490,61 (+12,25)

16.588,09 (+6,28)

16.871,90 (-19,50)

Nhân Dân Tệ

CNY

3.259,85 (-0,36)

3.276,95 (+3,41)

3.384,80 (+2,91)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3.351,68 (-1,23)

3.518,11 (-4,27)

Đô la Hồng Kông

HKD

2.813,11 (+1,21)

2.937,02 (+8,12)

3.045,52 (+0,56)

Rupee Ấn Độ

INR

0

325,12 (-0,25)

337,87 (-0,26)

Won Hàn Quốc

KRW

17,83 (+0,04)

18,53 (+0,01)

21,06

Kuwaiti dinar

KWD

0

76.327,61 (+98,49)

79.322,33 (+102,26)

Ringit Malaysia

MYR

0

5.539,10 (-4,10)

5.790,81 (-3,84)

Krone Na Uy

NOK

0

2.440,41 (-7,46)

2.567,02 (-9,84)

Rúp Nga

RUB

0

363,37 (-2,77)

404,90 (-3,09)

Rian Ả-Rập-Xê-Út

SAR

0

6,185,15 (+7,82)

6,427,83 (+8,12)

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2.356,92 (+0,28)

2.486,22 (+0,26)

Bạc Thái

THB

691,07 (+0,34)

726,77 (+2,12)

774,41 (-0,93)

Ðô la New Zealand

NZD

14.689 (-24)

14.760,60 (-4,90

15.067 (-24)

Kip Lào

LAK

0

2,21

2,44

Riêl Campuchia

KHR

0

5

5

Đô la Đài Loan

TWD

0

744 (+1)

840 (+1)

Peso Philippin

PHP

0

450

480 (+1)

 

ZAR

0

1.578 (+3)

1.978 (-3)

Tỷ giá USD thế giới tăng
USD Index tăng 0,22% lên 98,593 điểm vào lúc 6h35 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,06% lên 1,0949. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,01% xuống 1,2890. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,08% xuống 109,62.
Tuần trước, tỷ giá USD đã tăng sau khi nền kinh tế Mỹ có những dấu hiệu thể hiện sự ổn định và vững chắc. Điều này có thể mang lại lợi thế đáng kể của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác trong tuần này.
Hiện tại, thị trường đang chờ đợi báo cáo lạm phát và doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 1 sẽ lần lượt được công bố vào thứ Năm (13/2) và thứ Sáu (14/2).
Giới đầu tư nhận định tỉ lệ lạm phát hàng năm sẽ tăng từ 2,3% lên 2,4%, mặc dù tốc độ tăng trưởng giá được dự đoán sẽ giảm từ 2,3% xuống 2,2%.
Trong khi đó, doanh số bán lẻ có thể sẽ tăng trưởng với tốc độ ổn định hàng tháng là 0,3%, mặc dù mức tăng trưởng cốt lõi dự kiến sẽ giảm từ 0,7% trong tháng 12/2019 xuống còn 0,14% vào tháng 1.
Michael Gapen, giám đốc kinh tế của Mỹ tại Barclays, hi vọng mức tăng CPI cơ bản sẽ được bù đắp ở một mức độ nào đó bởi giá năng lượng và thực phẩm.
Theo ông Gapen, CPI cơ bản hàng tháng và hàng năm, không bao gồm lương thực và năng lượng, có khả năng tăng lần lượt là 0,2% và 2,3%.
Tuần này, yếu tố quan trọng nhất trên thị trường toàn cầu vẫn là diễn biến của dịch bệnh do virus corona (nCoV).
Cụ thể, các nhà đầu tư đang xem xét kĩ lưỡng vấn đề liên quan đến mức độ lây lan của virus nCoV, các biện pháp điều trị mà các cơ quan chức năng và tổ chức tư nhân đang thực hiện, từ đó đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế.
Sự bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp có khả năng làm giảm tâm lí đầu tư rủi ro. Động thái này sẽ mang lại lợi ích cho đồng bạc xanh.
Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khác đối với USD trong tuần này gồm tình hình Đảng Dân chủ lựa chọn ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2020.
Lee Hardman, chuyên gia phân tích tiền tệ tại MUFG, kì vọng thị trường sẽ tập trung hơn vào diễn biến chính trị tại Mỹ, theo Pound Sterling Live.

Nguồn: VITIC