Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.228 đồng (tăng 14 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.875 đồng (tăng 15 đồng so với hôm qua).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.531 - 23.925 VND/USD. Tại các ngân hàng thương mại trong nước hôm nay giá mua - bán USD được công bố như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.140 - 23.310 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng so với hôm qua ở cả 2 chiều mua bán. Ngân hàng ACB niêm yết 23.170 - 23.300 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng ở cả 2 chiều mua bán.
Đông Á niêm yết 23.190 - 23.280 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi cả giá mua và giá bán. Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.160 - 23.300 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi cả 2 chiều.
Techcombank niêm yết 23.160 - 23.320 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 8 đồng ở cả 2 chiều. Sacombank niêm yết 23.140 - 23.292 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng ở cả 2 chiều. Tại Vietinbank, niêm yết 23.167 - 23.317 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 1 đồng ở cả 2 chiều.Agribank niêm yết 23.180 - 23.280 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi cả giá mua và bán.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.200 đồng/USD và bán ra 23.220 đồng/USD, tăng 10 đồng cả 2 chiều so với hôm qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 10h có 6 ngoại tệ tăng giá, 9 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 9 ngoại tệ tăng giá và 14 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 19/2/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Úc

AUD

15.298,99 (+10,01)

15.407,38 (+9,12)

15.714,31 (+9,54)

Đô la Canada

CAD

17.280,15 (+0,34)

17.400,21 (+0,44)

17.705,41 (+0,55)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

23.210,35 (-36,93)

23.468,18 (-43,60)

23.810,44 (-30,13)

Nhân Dân Tệ

CNY

3.255,23 (+3,45)

3.273,22 (+2,90)

3.377,68 (+3,31)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3.315,31 (-7,16)

3.465,08 (-7,23)

Euro

EUR

24.809,75 (-61,76)

24.933,34 (-60,95)

25.485,53 (-60,89)

Bảng Anh

GBP

29.814,31 (+14,75)

30.026,33 (+15,41)

30.425,61 (+15,73)

Đô la Hồng Kông

HKD

2.836,34 (-0,38)

2.938,15 (+0,12)

3.041,11 (-0,11)

Rupee Ấn Độ

INR

0

323,93 (-0,52)

336,64 (-0,54)

Yên Nhật

JPY

207,61 (-0,16)

209,01 (-0,27)

213,19 (-0,16)

Won Hàn Quốc

KRW

17,69 (-0,01)

18,68 (+0,16)

20,94 (-0,16)

Kuwaiti dinar

KWD

0

75.937,22 (-8,53)

78.916,69 (-8,88)

Ringit Malaysia

MYR

5.248,82 (-5,69)

5.527,94 (+0,51)

5.766,60 (-0,85)

Krone Na Uy

NOK

0

2.437,86 (-6,14)

2.551,84 (-6,41)

Rúp Nga

RUB

0

346,46 (-1,22)

412,69 (-1,81)

Rian Ả-Rập-Xê-Út

SAR

0

6.181,48 (+1,33)

6.424,01 (+1,38)

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2.335,91 (-10,96)

2.448,06 (-11,36)

Đô la Singapore

SGD

16.478,93 (-5,41)

16.575,53 (-6,32)

16.841,40 (-6,13)

Bạc Thái

THB

695,26 (+0,74)

727,37 (+0,96)

776,18 (+1,23)

Đô la Mỹ

USD

23.163,10 (+3,30)

23.179,60 (+3,80)

23.300,80 (+3,80)

Kip Lào

LAK

0

2,27

2,57

Ðô la New Zealand

NZD

14.648 (-27,50)

14.726,17 (-42,17)

15.013,25 (-45,50)

Đô la Đài Loan

TWD

699,57 (-0,09)

743

814,59 (+0,28)

 

Ind

0

1,74

0

Riêl Campuchia

KHR

0

5

5

Peso Philippin

PHP

0

450

480 (+1)

 

ZAR

0

1.578

1.978

Tỷ giá USD thế giới tăng
USD Index tăng 0,35% lên 99,352 điểm vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,05% lên 1,0795. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,02% lên 1,3000.
Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,04% lên 109,91.
Thứ Ba (18/2), tỷ giá USD đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm so với đồng euro khi một cuộc khảo sát của Đức cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước này đang xuống thấp. Viện nghiên cứu ZEW của Đức cho biết tâm lí các nhà đầu tư đã giảm trước tình trạng nền kinh tế lớn nhất châu Âu xấu hơn nhiều so với dự kiến vào tháng 2, một phần vì lo ngại dịch Covid-19 sẽ làm suy yếu thương mại thế giới. Cuộc khảo sát chỉ ra Đức sẽ mất nhiều động lực hơn trong nửa đầu năm nay khi xuất khẩu sụt giảm khiến các nhà sản xuất sa lầy trong suy thoái.
Joe Manimbo, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của Western Union Business Solutions tại Washington cho biết, qui mô của sự suy giảm niềm tin đầu tư có khả năng tiếp tục mở rộng với kết quả PMI sơ bộ không mấy khả quan của Đức và khu vực đồng euro, dự kiến phát hành vào thứ Sáu (21/2).
Một số nhà kinh tế lo ngại virus Covd-19 đang tác động đến cả chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu của Trung Quốc, có thể kìm hãm sự tăng trưởng của Đức trong quí đầu tiên.
So với đồng bạc xanh, đồng euro đã mất khoảng 3,7% giá trị. Đây là tình trạng tồi tệ nhất từ trước đến nay trong 5 năm qua. Dữ liệu yếu kém của khu vực đồng euro thúc đẩy kì vọng rằng chính sách tiền tệ sẽ còn nới lỏng lâu hơn dự kiến trước đây.
Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ đã tỏ ra vững chắc hơn so với phần còn lại của thế giới. Tỷ giá USD đạt mức cao nhất trong 4 tháng rưỡi so với các tiền tệ chủ chốt khác.
Các tài sản trú ẩn an toàn khác như đồng franc Thụy Sĩ và đồng yen Nhật cũng đã được hưởng lợi.
Brad Bechtel, giám đốc điều hành, Jefferies ở New York, nhận định chỉ khi vấn đề về dịch bệnh giảm đi và tác động từ tất cả các yếu tố kích thích trên toàn thế giới bắt đầu trở nên rõ ràng,USD mới phải đối mặt với áp lực giảm giá. Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) dự kiến sẽ ban hành biên bản cuộc họp ngày 28-29/1 vào hôm nay (19/2).
Bên cạnh đó, nhân dân tệ giao của Trung Quốc trên thị trường thế giới đã giảm 0,3% xuống mức thấp nhất trong 8 ngày là 7,0109 đổi một USD. Các loại tiền tệ nhạy cảm với rủi ro cũng lao dốc khi AAPL.O cảnh báo những tác động xấu đối với kinh tế do dịch bệnh Covid-19 và tâm lí sợ hãi của giới đầu tư trên khắp châu Á.
Đồng crown Na Uy, tiền tệ tương quan chặt chẽ với tăng trưởng và thương mại toàn cầu, đã giảm xuống mức thấp nhất trong 19 năm so với USD là 9.3378. So với đồng bạc xanh, đô la Úc giảm 0,4%, trong khi đô la New Zealand 0,78%.
Ở một diễn biến khác, đồng bảng Anh ít biến động sau khi Bộ trưởng tài chính mới của nước này tuyên bố ông sẽ giao ngân sách theo kế hoạch trong 3 tuần. Đồng euro suy yếu hơn cũng là yếu tố hỗ trợ đồng tiền của Anh, theo Reuters.

Nguồn: VITIC