Động thái mới nhất của Tổng thống Donald Trump để gây sức ép cho Bắc Kinh phải nhượng bộ trong đàm phán thương mại, Washington sẽ bắt đầu thu thuế 25% với 16 tỷ hàng hóa khác của Trung Quốc vào ngày 23/8/2018.
Trong một tuyên bố trên trang web chính thức, Bộ Thương mại Trung Quốc đã chỉ trích động thái này của Mỹ là không hợp lý, cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc áp dụng biện pháp tương tự với cùng khối lượng hàng hóa Mỹ từ nhiên liệu tới các sản phẩm thép, ô tô và thiết bị y tế.
Số liệu của Trung Quốc cung cấp ngày 8/8/2018 là số liệu đầu tiên của bức tranh kinh tế tổng thể tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, kể từ khi Mỹ đánh thuế với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 6/7/2018.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7/2018 đã tăng mạnh hơn dự kiến 12,2%, cho thấy tác động của thuế quan tính đến nay là không nhiều và cao hơn mức tăng 11,2% trong tháng 6 và giới phân tích trong một thăm dò của Reuters dự đoán tăng trưởng 10%.
Về hậu quả trực tiếp của cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ, thặng dư của Trung Quốc với Mỹ chỉ giảm nhẹ xuốn 28,09 tỷ USD trong tháng trước từ mức kỷ lục 28,97 tỷ USD trong tháng 6/2018. Washington từ lâu đã chỉ trích thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ và đã yêu cầu Bắc Kinh cắt giảm.
Những yêu cầu này có thể ngay gắt hơn nếu sự sụt giảm mạnh của đồng nhân dân tệ (CNY) trong những tháng gần đây làm tăng sự giận dữ của Mỹ, mà trước đây đã nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh điều hành tiền tệ của mình để được lợi thế thương mại không công bằng.
Đồng nhân dân tệ sụt giảm tồi tệ nhất trong kỷ lục từ tháng 4 tới tháng 7 và đã giúp các nhà xuất khẩu thoát khỏi nguy hiểm khi đối mặt với căng thẳng thương mại ngày càng tăng.
Chuyên gia kinh tế Trung Quốc Betty Wang tại ngân hàng ANZ cho biết Bắc Kinh có thể duy trì sử dụng điều đó để kiểm soát chặt chẽ tiền tệ như một công cụ trong cuộc chiến thương mại này.
Thương mại của Trung Quốc với Mỹ cũng tiếp tục tăng trong tháng 7/2018 bất chấp thuế quan, với xuất khẩu tăng 11,2% và nhập khẩu tăng 11,1%.
Giới phân tích kỳ vọng một cán cân thương mại tổng thể kém thuận lợi hơn cho Trung Quốc trong những tháng tới do mới chỉ là những ngày đầu của cuộc đánh thuế.
Sau một khởi đầu mạnh trong năm nay, tăng trưởng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm nhẹ trong quý 2, một phần bởi ảnh hưởng của những nỗ lực giải quyết nợ kéo dài nhiều năm của chính phủ.
Nhập khẩu của Trung Quốc tăng 27,3% trong tháng 7/2018 so với một năm trước, trong một dấu hiệu nhu cầu trong nước vẫn mạnh, nhưng lo lắng rằng cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ leo thang làm tăng khả năng phá sản của công ty và đồng nhân dân tệ giảm sâu có thể khiến nền kinh tế sụt giảm đáng kể.
Chính phủ đã phản ứng bằng cách bơm thêm thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, khuyến khích cho vay và hứa hẹn một chính sách tài chính tích cực hơn.
Các thị trường tài chính thế giới đã xáo trộn trong những tháng gần đây do lo sợ tăng lên rằng chính sách “Mỹ trên hết” có thể phá hỏng sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Một vài công ty lớn của Mỹ cho biết họ sẽ điều chỉnh chuỗi cung ứng của họ sang các nguồn bên ngoài Trung Quốc, nếu thuế quan với hàng hóa Trung Quốc ảnh hưởng tới họ, trong khi tập đoàn Haier Group của Trung Quốc cho biết giá thép ngày càng tăng trong bối cảnh thuế nhập khẩu cao của Mỹ đang tăng chi phí cho doanh nghiệp tại Mỹ.
Trong một dấu hiệu có thể khó khăn hơn, một khảo sát tư nhân tuần trước cho thấy triển vọng doanh nghiệp trong các công ty dịch vụ của Trung Quốc yếu thứ hai trong kỷ lục trong tháng 7/2018 do lo lắng về cuộc chiến thương mại.
Trung Quốc đã liên tục cảnh báo họ sẽ trả đũa với bất kỳ biện pháp trừng phạt nào của Trump, cho biết Mỹ đang đe dọa trật tự tự do thương mại toàn cầu với chủ nghĩa bảo hộ của họ. Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã nói rằng Trung Quốc sẽ không bị đe dọa khi đối mặt với các mối đe dọa của Mỹ.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet