Trong khi các yếu tố theo mùa có thể đóng góp một phần, số liệu yếu đến kinh ngạc từ quốc gia giao dịch lớn nhất thế giới này đã bổ sung những lo lắng về suy thoái toàn cầu, một ngày sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu giảm dự báo tăng trưởng cho khu vực này.
Các thị trường chứng khoán Châu Á và Mỹ tiếp tục mất điểm sau số liệu này. Chứng khoán Trung Quốc giảm hơn 3%.
Các nhà đầu tư toàn cầu và đối tác thương mại lớn của Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ sự phản ứng chính sách của Bắc Kinh khi tăng trưởng kinh tế nguội lạnh từ mức thấp nhất 28 năm trong năm ngoái.
Xuất khẩu tháng 2/2019 giảm 20,7% so với một năm trước, giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2016. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự kiến giảm 4,8% sau khi bất ngờ tăng 9,1% trong tháng 1/2019.
Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng Trung Quốc tại ANZ cho biết “số liệu thương mại hiện nay củng cố quan điểm của chúng tôi rằng suy thoái thương mại của Trung Quốc bắt đầu xuất hiện”. “Xuất khẩu của Trung Quốc sẵn sàng ghi nhận tăng trưởng tiêu cực trong tháng 12/2019. Số liệu mạnh trong tháng 1/2019 không đáng tin cậy do tình trạng không rõ ràng từ giai đoạn nghỉ Tết Nguyên đán”.
Nhập khẩu giảm 5,2% so với một năm trước, tồi tệ hơn so với dự báo của giới phân tích giảm 1,4% và nới rộng từ mức giảm 1,5% trong tháng 1/2019. Nhập khẩu của các hàng hóa chính giảm. Điều đó dẫn tới quốc gia này thặng dư thương mại 4,12 tỷ USD trong tháng này, thấp hơn nhiều so với dự báo 26,38 tỷ USD.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng số liệu từ Trung Quốc trong hai tháng đầu năm nay nên được xem một cách thận trọng do gián đoạn kinh doanh bởi nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.
Nhưng nhiều người dự báo một sự khởi đầu yếu trong năm nay khi các cuộc khảo sát nhà máy cho thấy đơn hàng xuất khẩu và trong nước giảm dần và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài.
Chiến tranh thương mại
Số liệu yếu của Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh nhiều tháng đàm phán giữa Washington và Bắc Kinh nhằm kết thúc tranh chấp thương mại của họ.
Trong ngày 6/3/2019, Mỹ đã báo cáo thâm hụt thương mại hàng hóa của họ với Trung Quốc tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong năm ngoái, nhấn mạnh một trong những điểm chính của cuộc đàm phán.
Số liệu trong ngày hôm nay của Trung Quốc cho thấy thặng dư của họ với Trung Quốc thu hẹp xuống 14,72 tỷ USD trong tháng 2/2019 từ 27,3 tỷ USD trong tháng 1/2019 và họ đã hứa hẹn mua thêm hàng hóa của Mỹ như sản phẩm nông nghiệp là một phần của cuộc đàm phán thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các cuộc đàm phán thương mại đang tiến triển tốt và dự đoán hoặc một thỏa thuận tốt hoặc không có thỏa thuận giữa hai nề kinh tế lớn nhất thế giới này. Ông Trump đã hoãn tăng mạnh thuế quan của Mỹ dự kiến trong đầu tháng 3/2019 do tiến bộ của các cuộc đàm phán, nhưng cả Washington và Bắc Kinh đã giữ thuế diễn ra trước đó.
Ở cùng thời điểm này, nhu cầu toàn cầu đã suy yếu, đặc biệt tại Châu Âu. Xuất khẩu của Trung Quốc tới tất cả các thị trường chính của họ giảm trong tháng trước.
Nền kinh tế Trung Quốc chậm lại trong năm ngoái trước khi căng thẳng thương mại leo tháng, một phần do việc kiểm soát chặt chẽ đối việc cho vay rủi ro hơn qua đó bỏ qua các công ty tài chính tư nhân, nhỏ và các khoản đầu tư không rõ.
Chính phủ đưa ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,0 tới 6,5% trong năm 2019, mục tiêu thấp hơn so với năm 2018.
Tăng trưởng thực sự năm ngoái giảm xuống 6,6% và dự kiến nguội lạnh tiếp xuống 6,2% trong năm nay.
Sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và cuộc chiến thương mại có tác động ngày càng tăng tới các nước và các doanh nghiệp khác phụ thuộc vào thương mại trên thế giới.
Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 1/2019 giảm mạnh nhất trong hơn 2 năm khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm.
Trong ngày 7/3/2019, nhà sản xuất chip ô tô Renesas Electronics cho biết họ dự định tạm dừng sản xuất tại 6 nhà máy ở Nhật Bản tới 2 tháng trong năm nay vì họ chuẩn bị cho nhu cầu suy giảm của Trung Quốc.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet