5 nền kinh tế lớn nhất ASEAN đã cô lập tốt hơn trước biến động thị trường so với hồi năm 2013, khi một làn sóng bán tháo gây ra bởi tín hiệu từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) rằng sẽ giảm bớt các gói kích thích tiền tệ. Nhưng các nền kinh tế này chưa chuẩn bị cho một giai đoạn suy yếu nhu cầu kéo dài trên thị trường quốc tế, có thể diễn ra do các chính sách theo chủ nghĩa bảo hộ ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay. Nền kinh tế định hướng xuất khẩu Việt Nam trực tiếp đối diện với rủi ro tăng trưởng khi thương mại thế giới suy thoái, các tài khoản vãng lai yếu của Philippines và Indonesia đẩy các nước này vào tình thế dễ tổn thương trước các cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán.

Mỹ cho đến nay đã áp thuế 25% lên gói hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD, và sẽ tiếp tục áp thuế lên một gói hàng hóa khác trị giá 16 tỷ USD từ 23/8 tới. Chính phủ Trung Quốc đáp trả tương ứng với các chính sach của Mỹ. Nếu cuộc chiến thương mại chỉ đi đến đây, 5 nền kinh tế lớn nhất ASEAN không cần lo lắng.

Tuy nhiên, đây có thể chỉ là loạt súng mở màn. Chính phủ Mỹ đang xem xét áp thuế từ 10 – 25% đối với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc và tổng thống Donald Trump thậm chí còn đe dọa áp thuế lên toàn bộ kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc trị giá 500 tỷ USD. Ông Trump cũng khai hỏa các đụng độ thương mại với EU và các đồng minh khác của Mỹ.

Khi cuộc chiến thương mài ngày càng rõ rệt, mối đe dọa một cuộc chiến thương mại toàn cầu hiện đang được nhìn nhận nghiêm túc. Rất ít nước sẽ thoát khỏi hiệu ứng của cuộc chiến này.

Nền kinh tế Việt Nam – tăng trưởng với tốc độ hơn 7% trong quý 2/2018 – cho đến nay là nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu nặng nề nhất trong top 5 nền kinh tế ASEAN. Trong 12 tháng kể thúc vào tháng 3/2018, Việt Nam đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá tương đương 99,2% GDP.

Ở mức độ lớn hơn nhiều so với các nước trong cùng top 5, Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng trong suốt thập kỷ vừa qua, tăng gần gấp 4 lần giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2008 – 2017. Xuất khẩu hàng năm của Việt Nam chạm mốc 226 tỷ USD, chỉ thấp hơn 17tỷ USD so với Thái Lan, nước xuất khẩu lớn nhất khu vực.

Ở mức xuất khẩu 43,7%, xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang Mỹ đứng đầu trong top 5 nền kinh tế lớn nhất ASEAN, khiến Việt Nam trở nên rất nhạy cảm trước biến động nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ, EU và các thị trường phát triển khác, và không phải sang Trung Quốc, là động lực thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua. Mối đe dọa của cuộc chiến thương mại nghiêm trọng đang gia tăng áp lực lên các thị trường mới nổi thông qua sự tăng giá của đồng USD. Mặc dù top 5 nền kinh tế ASEAN vẫn chưa bị tác động mạnh như Thổ Nhĩ Kỳ hay Argentina, cổ phiếu tại tất cả 5 nước đã bị bán tháo mạnh, với chỉ Việt Nam duy trì được phần lớn mức tăng của hồi năm 2017.

Đồng Peso của Philippines giảm mạnh nhất trong số 5 đồng nội tệ của top 5 ASEAN, giảm tới hơn 7,3% từ đầu năm đến nay, theo sau là đồng Rupial của Indonesia với mức giảm 6,1%. Một cách lặng lẽ, ngân hàng trung ương việt Nam đã điều phối đồng VNĐ, vốn neo với đồng USD nên từ đầu năm đến nay, VNĐ chỉ giảm 1,5% và chính phủ vẫn còn dư địa để hành động nếu xuất khẩu giảm mạnh.

Sự yếu đi của các đồng nội tệ có thể giúp các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Các nền kinh tế này có thể  cũng hưởng lợi trong dài hạn nếu đầu tư nước ngoài rời bỏ Trung Quốc khi nhiều công ty đặt cược chống lại rủi ro cuộc chiến thương mại. Tương tự, các chính sách thuế lên hàng hóa sản xuất nội địa Trung Quốc đang thúc đẩy kế hoạch dịch chuyển sang các nền kinh tế ít đắt đỏ hơn ở ASEAN.

Tuy nhiên, những nền kinh tế ít phụ thuộc xuất khẩu hơn như Philippines và Indonesia – có đồng nội tệ giảm giá nhanh nhất, diễn biến giảm giá đồng tiền này phản ánh thâm hụt tài khoản vãng lai tăng nhanh hơn và áp lực lạm phát lớn hơn. Philippines và Indonesia đang liên tục thâm hụt tài khoản vãng lai, khiến các nền kinh tế này trở nên nhạy cảm hơn trước giảm giá đồng tiền và – trong những kịch bản cực đoan – khủng hoảng cán cân thanh toán. Hiện nay, các nền kinh tế này vẫn đủ để trang trải cho nhập khẩu, với các khoản dự trữ ngoại hối tương đương đương 8,8 tháng nhập khẩu đối với Philippines và 8,1 tháng đối với Indonesia.

Tình hình tại Philippines mong manh hơn. Nền kinh tế này bị siết chặt bởi cán cân thương mại yếu đi và tăng trưởng kiều hối giảm. Philippines liên tục thâm hụt tài khoản vãng lai suốt từ cuối năm 2016, làm giảm 10,7% dự trữ ngoại hối của nước này so với mức cao đỉnh điểm vào tháng 9/2016.

Tệ hơn, xu hướng này đang tiếp diễn nghiêm trọng. Gần một nửa thiệt hại dự trữ ngoại hối của Philippines diễn ra trong 6 tháng qua, một tốc độ đang trở nên đáng ngại nếu các điều kiện bên ngoài tiếp tục xấu đi. Philippines cũng là nền kinh tế có mức độ phụ thuộc lớn nhất trong tóp 5 ASEAN về nhập khẩu năng lượng bằng đồng USD, nên đồng Peso yếu đi sẽ làm gia tăng gánh nặng nhập khẩu.

Lạm phát càng làm chồng chất thêm những thách thức này. Chỉ số giá tiêu dùng của Philippines tăng trong tất cả các tháng từ đầu năm đến nay do giá dầu tăng và tình trạng thiếu hụt nguồn cung gạo, đã tăng 5,7% trong tháng 6 so với mức 3,3% trong cùng kỳ năm 2017.

Tại Indonesia, lạm phát hiện đang trong tầm kiểm soát nhưng nước này có mức thâm hụt tài khoản vãng lai lỡn nhất trong top 5 nền kinh tế ASEAN kể từ năm 2012, và dự trữ ngoại hối của nước này đã giảm 8,1% chỉ trong nửa đầu năm 2018. Indonesia cso thể có mức phụ thuộc xuất khẩu nhìn chung thấp nhưng lại xuất khẩu những lượng lớn than đá, dầu cọ và các hàng hóa khác ra thị trường thế giới, vì vậy những cú shock cầu trên thị trường quốc tế sẽ làm khuếch đại tác động lên cán cân thương mại của nước này.

Trong một cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung toàn diện, không có nơi trú ẩn nào – nhưng một số trong top 5 nền kinh tế ASEAN lại chịu rủi ro nhiều hơn các nền kinh tế khác.

Nguồn: gappingworld.com