Cập nhật lúc 9h30 ngày 1/4:

Tính đến 9h30 ngày 1/4, thế giới ghi nhận số ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên toàn cầu là 854.612, với 42.044 ca tử vong và 176.908 ca bình phục. Tốc độ lây lan Covid-19 chưa có dấu hiệu chậm lại, đặc biệt tại châu Âu và Mỹ, nâng số ca nhiễm toàn cầu lên hơn 850.000 với trên 42.000 ca tử vong.

Toàn cầu854.612 ca nhiễm, 42.044 ca tử vong
• 4.035 ca niễm ở Italy, 837 ca tử vong tăng hơn 2000 ca so với tuần trước
• Ca nhiễm ở Mỹ lên tới 50.206
• Tây Ban Nha trở thành vùng dịch lớn thứ 2 Châu Âu 
Tính đến 9h30 ngày 1/4, thế giới ghi nhận số ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên toàn cầu là 854.612, với 42.044 ca tử vong và 176.908 ca bình phục. Tốc độ lây lan Covid-19 chưa có dấu hiệu chậm lại, đặc biệt tại châu Âu và Mỹ, nâng số ca nhiễm toàn cầu lên hơn 850.000 với trên 42.000 ca tử vong.
Italy: Bộ Y tế nước này cho biết Italy ghi nhận thêm 4.035 ca nhiễm mới và 837 người tử vong, tổng số người nhiễm và chết đến nay lần lượt là 105.792 và 12.428. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Italy là gần 12%, mức cao nhất thế giới và gấp hơn hai lần tỷ lệ tử vong toàn cầu.
Chính phủ Italy đã ban lệnh phong tỏa chưa từng có từ ba tuần trước nhằm ngăn Covid-19 lây lan, sau đó quyết định kéo dài biện pháp trên ít nhất tới giữa tháng 4. Hầu hết doanh nghiệp phải đóng cửa, khiến nền kinh tế Italy có nguy cơ rơi vào suy thoái nặng nề nhất trong nhiều thập kỷ.
Chủ tịch Viện Y tế cấp cao Italy (ISS) Silvio Brusaferro cho rằng, dịch Covid-19 tại Italy đã lên đến đỉnh điểm, tuy nhiên, đó không phải là điểm kết thúc và cần phải thận trọng, bởi dịch bệnh có thể bùng phát trở lại nếu Italy ngừng các biện pháp ngăn chặn và cách ly tại chỗ.
Mỹ: Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins sáng 1/4 nước này ghi nhận 188.172 ca nhiễm và 3.873 ca tử vong, tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới. Như vậy, số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ đã vượt Trung Quốc, nơi đang ghi nhận 3.305 người chết do dịch bệnh.
Tại bang New York, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, Thống đốc Andrew Cuomo đã phải lên tiếng kêu gọi hỗ trợ y tế khẩn cấp trong bối cảnh số người chết do nCoV tại đây đã vượt 1.500.
Từ khi dịch bệnh bùng phát tại Mỹ, nước này đã tiến hành xét nghiệm cho 1 triệu người dân trên cả nước, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào.
Ngoài ra, các quan chức Mỹ cho biết, nước này đang thảo luận về khả năng đưa ra khuyến cáo người dân đeo khẩu trang ở những khu vực công cộng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bởi việc đeo khẩu trang rộng rãi không chỉ ở môi trường chăm sóc sức khỏe đã mang lại một số thành công cho một số nước. Tuy nhiên, các quan chức cũng cho rằng, hiện vẫn còn quá sớm để thực hiện bước đi này.
Tây Ban Nha: Đến hôm nay nước này xác nhận thêm 7.967 ca nhiễm và 748 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết lên lần lượt 95.923 và 8.464, vượt qua Trung Quốc để trở thành vùng dịch lớn thứ ba thế giới.
Tây Ban Nha tự hào vì sở hữu một trong những hệ thống y tế hàng đầu, thậm chí từng được xếp hạng quốc gia khỏe mạnh nhất thế giới, theo nghiên cứu Bloomberg công bố năm ngoái. Tuy nhiên, hình tượng này đã bị Covid-19 "xô đổ", với một loạt vấn đề như thiếu bệnh viện, giường chăm sóc đặc biệt, kit xét nghiệm và thiết bị y tế cơ bản.
Tại Canada: tính đến 19h ngày 31/3 (giờ địa phương), tổng số ca được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 đã tăng lên 8.505, số ca tử vong tăng lên 101.
Bỉ: Với 705 ca tử vong đến ngày 31/3, Bỉ hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ 9 trên thế giới bởi đại dịch Covid-19. Chính phủ nước này công bố dịch vẫn chưa đạt đỉnh.
Nếu tính theo tỉ lệ tử vong trên tổng dân số thì tỷ lệ này ở Bỉ là 61 ca/1 triệu dân, có thể ở vị trí nghiêm trọng thứ 3 thế giới sau Italy (195 ca/1 triệu dân) và Tây Ban Nha (176 ca/1 triệu dân). Đây cũng là những quốc gia châu Âu có nhiều ca tử vong do dịch nhất.
Anh: Theo số liệu công bố ngày 31/3, số ca tử vong trong ngày do dịch Covid19 đã tăng 27% (381 ca) trong ngày 30/3, mức tăng cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bùng phát, nâng số ca tử vong tại các bệnh viện lên 1.789 người. Anh vẫn không thể dự đoán được khi nào dịch sẽ đạt đỉnh.
Trong khi đó, đến cuối ngày 31/3, bệnh viện King's College tại London thông báo, một bé trai 13 tuổi đã tử vong sau khi phơi nhiễm SARS-CoV-2. Đây là ca tử vong nhỏ tuổi nhất do dịch Covid-19 tại Anh.
Số liệu thống kê chính thức cũng cho thấy, số ca mắc được xác nhận đã tăng 14%, lên 25.150 trường hợp. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp tỷ lệ số ca mắc mới giảm so với các ngày 26-27/3.
Pháp: Ngày ¼ nước này ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 lên đến 499 người trong 24 giờ qua, cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số ca tử vong tại các bệnh viện là 3.523 người kể từ khi bùng phát dịch. Pháp trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về số người tử vong do Covid-19, sau Italy và Tây Ban Nha, vượt Mỹ và Trung Quốc.
Số ca nhiễm virus được xác định qua xét nghiệm là 52.128 bệnh nhân. Trong số 22.757 người hiện đang nhập viện, có 5.565 trường hợp nghiêm trọng cần được chăm sóc đặc biệt; 34% bệnh nhân nặng dưới 60 tuổi và 62% trong khoảng từ 60 đến 80 tuổi; 9.444 người đã được chữa khỏi và ra viện.
Đức: ghi nhận thêm 4.923 ca nhiễm và 130 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 71.808 và 775. Là vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, sau Italy và Tây Ban Nha, song tỷ lệ tử vong ở Đức chỉ 1%.
Ngoài ban hành quy định về hạn chế đi lại để ngăn dịch, chính quyền Đức còn áp dụng mô hình xét nghiệm diện rộng như Hàn Quốc nhằm xác định và cách ly sớm người bị nhiễm. Thủ tướng Angela Merkel, 65 tuổi, hôm 29/3 cho kết quả âm tính nCoV lần ba. Bà tự cách ly tại căn hộ ở Berlin một tuần qua sau khi tiếp xúc với bác sĩ nhiễm Covid-19.
Iran: Ngày 31/3, Bộ Y tế Iran cho biết, số ca Covid-19 tử vong đã tăng lên 2.898 người, sau khi có thêm 141 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tổng số ca nhiễm Covid-19 ở quốc gia Trung Đông này hiện là 44.606 người.
Hàn Quốc: Sáng 1/4 nước này ghi nhận 101 ca nhiễm mới, giảm nhẹ so với 125 ca ngày hôm qua, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 9.887, đánh dấu ngày thứ 20 liên tiếp số ca nhiễm mới tại nước này chỉ xoay quanh 100. Số ca tử vong là 165, tăng ba ca.
Bắt đầu từ hôm nay, tất cả người nhập cảnh vào Hàn Quốc đều sẽ phải cách ly hai tuần. Đây là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn các ca nhiễm mới "nhập ngoại".
Tại Đông Nam Á: Malaysia là vùng dịch lớn nhất với 2.766 ca nhiễm và 43 người chết. Indonesia là vùng dịch chết chóc nhất khu vực với 136 người chết trong 1.528 người nhiễm, tỷ lệ tử vong gần 9%.
Nhiều chuyên gia lo ngại hệ thống y tế Indonesia có nguy cơ "sụp đổ" do thiếu giường bệnh, nhân viên y tế và các cơ sở chăm sóc đặc biệt nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng.
Tại Việt Nam: Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tới 9h30 sáng nay (1/4) đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại Việt Nam lên 212 người.
- 58 ca được điều trị khỏi bệnh, bao gồm 16 ca trong giai đoạn 1 (23/1 đến ngày 13/2) và 42 ca (ngày 6/3 đến 31/3) là BN17, BN18, BN22, BN23, BN24, BN27, BN29, BN22, BN33, BN35, BN39, BN46, BN47, BN49, BN51, BN53, BN54, BN55, BN56, BN58, BN59, BN60, BN62, BN64, BN66, BN69, BN70, BN71, BN75, BN77, BN79, BN85, BN88, BN89, BN90, BN93, BN110, BN112, BN113, BN130, BN140, BN187.
- 154 ca đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hầu hết sức khỏe ổn định. 3 bệnh nhân nặng điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương với các bệnh lý nền đều có chuyển biến tốt, đã 2 lần có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.
Ngoài ra, có 3.215 ca nghi nhiễm đang được cách ly, theo dõi chặt chẽ; 75.085 người tiếp xúc với ca nghi nhiễm và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi (cách ly), trong đó 38.372 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Việt nam thực hiện "Cách ly toàn xã hội" 

Kể từ 0h ngày 1/4, Việt Nam thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày. Việc cách ly thực hiện theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Mọi người dân phải ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu cập nhật thông tin về cung ứng hàng hoá 3-4 tiếng/lần
Ngay sau khi có Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, chiều ngày 31/3, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã triệu tập cuộc họp trực tuyến triển khai ngay các biện pháp, trong đó tập trung xử lý vấn đề đảm bảo cung ứng hàng hoá, điện cũng như các vấn đề cấp bách khác.
Cổng Thông tin Điện tử Bộ Công Thương
Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến, đại diện lãnh đạo tất cả các đơn vị cho biết, sau khi Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg, các đơn vị đã họp, xây dựng các phương án làm việc, trong đó phân công lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên trực tại cơ quan để điều hành, xử lý nhiệm vụ cấp bách; các cán bộ, công chức khác sẽ làm việc tại nhà, chủ động thành lập các nhóm làm việc trên môi trường trực tuyến.
Các đơn vị đặc thù liên quan đến quản lý nhà nước về cung ứng hàng hoá, điện, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, quản lý thị trường đều đã có phương án làm việc cụ thể, bố trí số lượng hợp lý để duy trì, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên cấp bách.
Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến, Vụ Thị trường trong nước cho biết, đến nay 63/63 tỉnh, thành phố đã gửi phương án cung ứng hàng hoá theo 5 cấp độ, trong đó đặc biệt chú trọng đến 13 mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt, rau củ quả, nước uống, khẩu trang… Vụ Thị trường trong nước cũng đã xây dựng sơ đồ tổng kho theo vùng về nguồn hàng để có thể điều tiết khi cần thiết. Ngay sau khi báo cáo Bộ trưởng tại cuộc họp, lãnh đạo Vụ đã phân công ra thị trường để nắm sát tình hình, kịp thời có thực tiễn để lên phương án điều tiết hàng hoá.
Về cung ứng điện, lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cập nhật tình hình liên tục qua hình thức trực tuyến, triển khai các phương án, kịch bản, đảm bảo cấp điện an toàn liên tục cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân cũng như các cơ sở y tế, cơ sở cách ly.
Sau khi nghe báo cáo của các đơn vị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu lãnh đạo Bộ trực 100% thời gian, các đơn vị tính toán khối lượng công việc, có phương án làm việc phù hợp nhưng đặt yếu tố đảm bảo an toàn lên hàng đầu.
Ngoài việc duy trì tối thiểu người trực tại cơ quan, những người làm việc ở nhà nâng cao tinh thần trách nhiệm, có phương tiện kết nối online để trao đổi công việc, cũng như trong trường hợp cần thiết điều động. Bộ trưởng giao văn phòng Bộ xây dựng quy chế tạm thời trong thời gian cách ly xã hội cũng như xây dựng nhiều kịch bản ứng phó khẩn cấp khác.
Đối với nhiệm vụ cung ứng, đảm bảo hàng hoá, đặc biệt là 13 mặt hàng thiết yếu và mặt hàng xăng dầu cho người dân trong thời gian cách ly xã hội, Bộ trưởng giaonhiệm vụ cho Vụ Thị trường trong nước làm việc ngay với địa phương, các doanh nghiệp đầu mối cung ứng, phân phối hàng hoá xây dựng phương án cung ứng hàng hoá, tình hình lưu trữ, phương án, nhân lực vận chuyển; thường xuyên báo cáo, cập nhật tình hình về cung cầu hàng hoá từ 3-4 tiếng/lần. Giữ liên lạc thông suốt với lãnh đạo, cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước và lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp cung ứng hàng hoá./.

Nguồn: VITIC Tổng hợp