Chính thức khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV

Đúng 9 giờ ngày 20/10, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội.

Quốc hội đã họp phiên trù bị, thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 2.

Theo thông lệ, kỳ họp cuối năm, Quốc hội thường tập trung nhiều hơn cho việc xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tại kỳ họp này, công tác xây dựng pháp luật được chú trọng.

Theo dự kiến, Quốc hội sẽ thông qua 4 dự án luật và 1 nghị quyết; cho ý kiến về 12 dự án luật khác, 1 nghị quyết. Một điểm mới đáng lưu ý là hoạt động lập pháp của Quốc hội sẽ bám sát và tuân thủ các quy trình trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Thúc đẩy xây dựng các tuyến hành lang kinh tế tại tiểu vùng Mê Kông

Ngày 19/10 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế giới thiệu về 3 hội nghị cấp cao diễn ra tại Hà Nội từ ngày 24-26/10/2016.

Đó là Hội nghị cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 8 với chủ đề “Nắm bắt cơ hội, định hình tương lai” sẽ tập trung thảo luận về cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam, hợp tác nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập khu vực.

Với chủ đề “Hướng đến một tiểu vùng Mê Koong năng động và thịnh vượng”, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mê Koong lần thứ 7 (ACMECS – 7) sẽ thảo luận về các vấn đề tăng cường kết nối khu vực nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế ACMECS; tăng cường hợp tác giữa các nước ACMECS vì sự phát triển bền vững tiểu vùng Mê Koong với mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Hàng tiêu dùng nhanh tăng chậm

Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại 6 thành phố lớn của Việt Nam đã chững lại trong quý III năm nay với mức tăng trưởng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ sự tăng trưởng sản lượng với mức 3,5%.

Đây là kết quả khảo sát tại 6 thành phố lớn là Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang và Đà Nẵng vừa công Công ty Nielsen Việt Nam công bố.

Kết quả này được đo lường theo hoạt động bán lẻ của ngành hàng tiêu dùng nhanh, trên những nhóm sản phẩm chính, để theo dõi liên tục việc lưu thông sản phẩm thông qua các kênh thương mại và cửa hàng bán lẻ được xác định.  Các chỉ số bán lẻ được sử dụng cho thấy, nỗ lực của nhà sản xuất và các nhà bán lẻ cũng như sức tiêu thụ của người tiêu dùng. Trước đó, ngành hàng này đã tăng mức 6,3% trong quý II/2016 – mức tăng trưởng cao nhất trong suốt 3 năm vừa qua.

14 cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê quốc gia

Theo Chương trình điều tra thống kê quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, có 3 cuộc tổng điều tra thống kê quốc gia và 11 cuộc điều tra thống kê.

Cụ thể, 3 cuộc tổng điều tra thống kê quốc gia gồm: Tổng điều tra dân số và nhà ở; Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp; Tổng điều tra kinh tế.

Bốn cuộc điều tra về đất đai, dân số, lao động, việc làm gồm: điều tra kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ; Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình; Điều tra lao động và việc làm. Hai cuộc điều tra về tài khoản quốc gia, tài chính tiền tệ; Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian; Điều tra thu thập thông tin tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp và tổ chức vô vị lợi. Ngoài ra, còn có 5 cuộc điều tra về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

1 tỷ USD trở lên là tổng trị giá ki ngạch của rau quả, hạt điều, cà phê, hạt tiêu tính đến hết tháng 9. Trong đó, cà phê là nhóm hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất với trị giá kim ngạch đạt 2,515 tỷ USD. Đứng các vị trí tiếp theo là hạt điều đạt 2,045 tỷ USD; rau quả đạt 1,813 tỷ USD; hạt tiêu đạt 1,197 tỷ USD.

Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt, có 5 hành lang công nghiệp sẽ được phát triển. Đó là hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Nội Bài – Hạ Long; Hà Nội – Việt Trì qua thành phố Vĩnh Yên; Hà Nội – Lạng Sơn và hành lang kinh tế ven biển.

Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất thay thế Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP. Để tạo điều kiện cho DN, dự thảo Nghị định dự kiến điều hcinhr việc thực hiện thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu uqa hệ thống hải quan một cửa quốc gia.

Nguồn: VITIC/Thời báo kinh tế Việt Nam

 

Nguồn: Vinanet