Tỷ giá trung tâm dấu hiệu đi xuống

Tỷ giá trung tâm và giá USD ngân hàng thương mại đã có dấu hiệu đi xuống sau 2 ngày tăng "nóng".

NHNN công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 25/3/2016 là 21.879 đồng, đảo chiều giảm 3 đồng so với hôm 24/3.

Đây là phiên giảm điểm đầu tiên trong tuần qua. Trước đó, tỷ giá trung tâm đã tăng tổng cộng 44 đồng.

Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng hôm nay là 22.535 đồng và tỷ giá sàn là 21.222 đồng/USD.

Trong khi đó, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại bắt đầu lao dốc. Hiện Vietcombank mua - bán USD ở mức 22.260-22.330 đồng, giảm 10 đồng ở cả hai chiều mua bán so với chốt phiên hôm qua. So với sáng qua, đơn vị này đã giảm 60 đồng.

VietinBank mua bán ở mức 22.290-22.355 đồng, giảm 20 đồng. Trong khi đó, BIDV hạ giá 40 đồng mỗi chiều xuống giao dịch ở mức 22.280-22.340 đồng.

Tương tự, ACB giảm 30 đồng, niêm yết giá mua vào - bán ra: 22.260-22.350 đồng, Eximbank cũng giảm 30 đồng, giao dịch ở mức 22.270-22.350 đồng.

Giá USD trong các ngân hàng thương mại đã tăng khá mạnh trong 2 ngày qua, với tổng mức tăng lên tới 80 đồng sau khi liên tục ổn định ở mức thấp những tuần trước.

Hơn 5.100 dòng thuế cắt giảm về 0% theo FTA giữa Việt Nam và EAEU

Bộ Tài chính vừa xây dựng biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU). Theo đó, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, dự kiến trong năm nay sẽ có 4.959 dòng thuế được cắt giảm về 0%, chiếm 52,4%. Tiếp theo, đến năm 2018, sẽ có thêm 144 dòng thuế được cắt giảm về 0%. Khi đó, tổng số dòng thuế về 0% theo cam kết EAEU sẽ là 5.103 dòng, chiếm khoảng 54% tổng số dòng thuế.

Cũng theo Bộ Tài chính, theo cam kết về thuế nhập khẩu trong hiệp định trên, biểu lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam gồm 9.471 dòng thuế ở cấp 8 số.

Chỉ số giá sản xuất hàng công nghiệp quý 1 giảm 0,73%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá sản xuất hàng công nghiệp quý 1 này giảm 0,73% so với quý 4 năm trước và giảm 1,01% so với cùng kỳ năm đó.

Chỉ số sản xuất xuất hàng công nghiệp quý 1 này giảm do chỉ số giá giảm ở cả 3 nhóm sản phẩm công nghiệp chính là sản phẩm khai khoáng giảm 3,9%; sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo giảm 0,13%; điện và phân phối điện giảm 1,35%.

Tuy nhiên, cũng có nhóm sản phẩm công nghiệp có chỉ số giá sản xuất tăng so với quý trước như nhóm sản phẩm nước sạch, nước thải, xử lý nước thải, rác thải tăng 0,41%.

Quý I/2016: 4 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam

Theo báo cáo vừa công bố của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ KH&ĐT), ovons FDI đăng ký vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2016 đạt 4,03 tỷ USD, tăng 119% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI giải ngân cũng đạt mức cao là 3,5 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ.

Số liệu cho thấy, số dự án FDI đăng ký caaop mới và tăng thêm đều tăng mạnh, trong quý I. Cụ thể, số dự án cấp mới tính đến ngày 20/3 là 473 dự án, tăng 77,2% so với cùng kỳ năm trước, còn số dự án tăng vốn đạt 203 dự án, tăng 99%.

Trong 3 tháng, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành nghề lĩnh vực tại Việt Nam, nhiều nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo với 216 dự án đăng ký mới và 149 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 2,9 tỷ USD, chiếm 72,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ hai, với 11 dự án đăng ký mới và 3 lượt dự án tăng vốn vơi số tiền 239,8 triệu USD. Thứ ba là lĩnh vực nghệ thuật và vui chơi giải trí, với chỉ 1 dự án dầu tư mới và 1 lượt dự án tăng vốn, nhưng với số tiền 212,2 triệu USD.

Nestle’ Việt Nam xây nhà máy 70 triệu USD tại Hưng Yên

Nhà máy mới với vốn đầu tư 70 triệu USD của Neslte’ Việt Nam vừa được khởi công xây dựng tại KCN Thăng Long II, tỉnh Hưng Yên, trên diện tích 10ha.

Nhà máy mới này là một phần trong chiến lược của Nestle’ Việt Nam nhằm đẩy mạnh hơn nữa vị trí hàng đầu về dinh dưỡng, sức khỏe và sống vui khỏe. Với công nghệ và kỹ thuật hiện đại, nhà máy mới không chỉ bảo đảm sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất mà còn giảm thiểu những tác động tới môi trường, tối ưu hóa trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Khách quốc tế đến VN tăng hơn 28%

Tổng cục du lịch dẫn nguồn Tổng cục Thống kê cho biết lượng khách quốc tế đến VN trong tháng 3-2016 ước đạt 820.480 lượt, giảm 1,6% so với tháng 2 và tăng 28,3% so với tháng 3-2015.

Tính chung 3 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 2.459.150 lượt, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Hầu hết các thị trường đều tăng, trong đó: Hong Kong tăng 160,4%; Trung Quốc tăng 65,9%; Thái Lan tăng 31,8%; Hàn Quốc tăng 30,2%; Italy tăng 27,9%, Tây Ban Nha tăng 26,5%; Thụy Điển tăng 25,6%; Anh tăng 23,3%, Đan Mạch tăng 20,5%...

Số liệu của Tổng cục thống kê cũng cho thấy  khách du lịch nội địa trong 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 18,7 triệu lượt. Trong đó, khách lưu trú đạt 9,3 triệu lượt; Tổng thu từ khách du lịch đạt 109.137 tỷ đồng, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2015.

Doanh nghiệp gạo Việt Nam tìm đường vào thị trường Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 24/3, một đoàn 27 doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có buổi làm việc tại Paris với đại diện của tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Pháp Auchan.

Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tìm hiểu nhu cầu nhập khẩu gạo của tập đoàn này trong việc cung ứng gạo cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác cho thị trường Pháp và châu Âu.

Pháp là một trong những thị trường tiêu thụ gạo lớn ở châu Âu. Hàng năm, nước Pháp tiêu thụ trung bình khoảng 240.000 tấn gạo. Tuy nhiên, để xâm nhập được thị trường này cần phải có những hiểu biết về thói quen và sở thích của người tiêu dùng cũng như nhu cầu của thị trường.

Cá tra tiếp tục được XK vào Panama

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) vừa có công văn gửi các DN chế biến, XK cá tra về việc XK cá tra vào Panama. 

Theo công văn này, vừa qua sau các biện pháp triển khai tích cực và khẩn trương từ phía Việt Nam, cơ quan thẩm quyền Panama đã thông báo: Đồng ý cho phép lưu thông, phân phối các lô hàng thủy sản Việt Nam đã NK vào Panama có kết quả kiểm nghiệm cho thấy không bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh; các lô hàng cá tra của Việt Nam (bao gồm các lô hàng được sản xuất bởi các DN có lô hàng bị cảnh báo nhiễm vi sinh vật gây bệnh) vẫn tiếp tục được phép XK vào Panama và sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm. Nếu kết quả đạt yêu cầu sẽ cho thông quan và lưu thông trên thị trường Panama....

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trước sức ép của hội nhập

Việt Nam đang đứng trước sức ép mạnh mẽ của hội nhập. Nếu hội nhập không tốt thì cơ hội sẽ thành thách thức. “Giai đoạn mới này còn gay gắt hơn nhiều, nếu không có thay đổi mạnh trong tái cơ cấu kinh tế thì cơ hội rất mong manh”, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định khi đề cập đến đề án tái cơ cấu kinh tế, bao gồm cả đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016-2020.

Thực vậy, với việc gia nhập Hiệp định Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), các DNNN sẽ phải chấp nhận luật chơi của quốc tế, không thể tiếp tục hoạt động theo kiểu “một mình một chợ” như hiện nay. Cụ thể, DNNN là một trong những nội dung đàm phán chính của Hiệp định TPP và cũng là một trong những nội dung đàm phán gay go nhất, bởi vì tại nhiều quốc gia tham gia TPP, đặc biệt là tại Việt Nam, DNNN vẫn còn đóng vai trò quan trọng và còn được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều.

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC

Nguồn: Vinanet