Ngày 23/2, tỷ giá trung tâm VND/USD tăng thêm 10 đồng so với phiên hôm qua; giá USD tại nhiều ngân hàng thương mại cũng tăng mạnh.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng ngày 13/2 là 23.115 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.771 VND/USD.
Tại nhiều ngân hàng thương mại, phiên hôm nay, giá đồng USD biến động mạnh. Cụ thể, ngân hàng Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 22.695 - 22.765 VND/USD (mua vào-bán ra), tăng 15 đồng so với phiên 22/2.
VietinBank hôm nay niêm yết giá USD ở mức 22.695-22.765 VND/USD (mua vào-bán ra), tăng 13 đồng so với ngày 22/2.
Tại BIDV, giá đồng USD được ngân hàng này niêm yết ở mức 22.685-22.755 VND/USD (mua vào-bán ra), tăng 5 đồng so22/2.
Ngân hàng Eximbank đang niêm yết USD ở mức 22.670-22.760 đồng/USD (mua vào- bán ra), tăng 10 đồng cả hai chiều mua và bán.
ACB chiều mua vào và bán ra niêm yết ở mức 22.700-22.770 đồng, tăng 20 đồng so với ngày hôm qua.
Tỷ giá tại Techcombank đang ở mức 22.675-22.766 đồng, tăng 25 đông chiều mua và 16 đồng chiều bán.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN
Tỷ giá áp dụng cho ngày 23/2/2018

Ngoại tệ

Tên ngoại tệ

Mua

Bán

USD

Đô la Mỹ

22.700

23.096

EUR

Đồng Euro

26.826

28.485

JPY

Yên Nhật

203,58

216,17

GBP

Bảng Anh

30.370

32.248

CHF

Phơ răng Thuỵ Sĩ

23.327

24.770

Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế
Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 22/2/2018 đến 28/02/2018 như sau:

STT

Ngoại tệ

Tên ngoại tệ

Tỷ giá

1

EUR

Đồng Euro

27.661,01

2

JPY

Yên Nhật

208,08

3

GBP

Bảng Anh

31.367,53

4

CHF

Phơ răng Thuỵ Sĩ

23.940,85

5

AUD

Đô la Úc

17.635,69

6

CAD

Đô la Canada

17.727,09

7

SEK

Curon Thuỵ Điển

2.769,13

8

NOK

Curon Nauy

2.859,02

9

DKK

Curon Đan Mạch

3.715

10

RUB

Rúp Nga

396,83

11

NZD

Đô la Newzealand

16.465,21

12

HKD

Đô la Hồng Công

2.865,82

13

SGD

Đô la Singapore

17.007,74

14

MYR

Ringít Malaysia

5.740,66

15

THB

Bath Thái

711,39

16

IDR

Rupiah Inđônêsia

1,65

17

INR

Rupee Ấn độ

345,77

18

TWD

Đô la Đài Loan

768,41

19

CNY

Nhân dân tệ TQuốc

3.534,63

20

KHR

Riêl Cămpuchia

5,58

21

LAK

Kíp Lào

2,71

22

MOP

Pataca Macao

2.787,54

23

TRY

Thổ Nhĩ Kỳ

5.905,61

24

KRW

Won Hàn Quốc

20,88

25

BRL

Rin Brazin

6.887,94

26

PLN

Đồng Zloty Ba Lan

6.667,36

Trên thị trường tự do tại Hà Nội, 9h15 USD tự do niêm yết ở mức 22.740 – 22.770 đồng/USD (mua vào-bán ra), giảm 10 đồng chiều bán so với chiều ngày 22/2.
Tỷ giá USD thị trường tự do

 

 Thế giới
Đầu phiên giao dịch ngày 23/2 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 89,79 điểm.
USD đứng ở mức: 1 euro đổi 1,2331 USD; 106,80 yen đổi 1 USD và 1,3929 USD đổi 1 bảng Anh.
Đêm qua, đồng USD trên thị trường Mỹ quay đầu giảm nhanh sau 3 phiên liên tiếp. Giới đầu tư lo ngại đồng bạc xanh còn chịu nhiều áp lực giảm và yếu tố “Fed tăng lãi suất” đã được “tiêu hóa” xong.
Đồng bạc xanh giảm được cho là do thị trường gần như đã “tiêu hóa” xong các thông tin trong các biên bản cuộc họp quan trọng vừa được công bố của nước Mỹ
Thông tin trong biên bản của Ủy ban Thị trường mở của Fed (FOMC) cho biết, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong vài tuần gần đây mạnh hơn so với kỳ vọng. Nó giúp Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể theo đuổi kế hoạch dần dần tăng lãi suất, chuyển sang chính sách thắt chặt tiền tệ.
Tuy nhiên, cú đảo chiều nhanh chóng cho thấy đồng USD vẫn đang chịu nhiều sức ép khác. Giới đầu tư gần đây lo ngại những chính sách của tổng thống Donald Trump đưa ra trong thời gian qua sẽ không mang về những kết quả tích cực như kỳ vọng trước đó.
Bên cạnh đó, đồng USD còn chịu áp lực từ nỗ lực hạn chế nhập và thúc đẩy xuất khẩu của ông Donald Trump. Theo đó, một đồng USD yếu sẽ giúp Mỹ nhiều trong việc cân bằng lại cán cân thương mại vốn thâm hụt khá nhiều so với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc trong nhiều năm trước đây.
Theo dự báo, khả năng Fed tăng lãi suất thêm 25 điểm phần trăm trong cuộc họp diễn ra vào tháng 3 lên tới hơn 90% và Fed sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm 2018. Tuy nhiên, không phải Mỹ là nước duy nhất thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, mà đây là một xu hướng toàn cầu.
Giá Bitcoin hôm nay 23/2, lại rơi xuống mức thấp nhất tuần. Theo TheLEADER những giờ qua, giá Bitcoin tiếp tục chuyển biến không mấy tích cực khi liên tiếp các khoảng đỏ với biên độ rộng được tạo ra, đẩy Bitcoin rơi xuống mức giá thấp nhất trong vòng 7 ngày trở lại đây.
Cập nhật mới nhất từ Coinmarketcap, giá bitcoin hôm nay tiếp tục suy giảm so với ngày hôm qua với tốc độ 8,14%, dừng ở ngưỡng 9.800 USD.
Tốc độ suy giảm trên đã đẩy vốn hóa thị trường của bitcoin về ngưỡng 165 tỷ USD nhưng thị phần trong thế giới tiền ảo ẫn được duy trì với 39,3%.
Giá trị trao đổi trong ngày có sự giảm nhẹ về mức 8 tỷ USD.
Diễn biến giá bitcoin 24 giờ qua

 

Nguồn: CoinDesk
Không chỉ có Bitcoin mà hàng loạt đồng tiền kỹ thuật số đều đỏ rực với tốc độ giảm trung bình khoảng 10%. Hiện chưa có bất kì nguyên nhân cụ thể nào được đưa ra cho sự suy giảm này.
Không ít nhà phân tích dự báo rằng việc phục hồi ở ngưỡng giá 10.000 USD sẽ giúp mang đến nhiều người mua hơn.
Đầu tháng này, Bitcoin đã rơi đáy 6.000 USD nhưng sau đó quay đầu tăng trưởng có phần chậm chạp và mới đây đạt ngưỡng trên 11.000 USD, mức cao nhất trong vòng một tháng. Điều này xuất phát từ những động thái quản lý tích cực hơn của thị trường Hàn Quốc.
Trước đó, thị trường Bitcoin nói riêng và tiền kỹ thuật số nói chung đã một phen rung chuyển khi lo ngại về lệnh cấm hoàn toàn của chính phủ Hàn Quốc. Tuy nhiên, những thông báo mới đây của giới quản lý nước này cho thấy những biện pháp ít nghiêm ngặt hơn những gì được dự đoán.
Giá Bitcoin đã giảm gần một nửa kể từ mức kỉ lục gần 20.000 USD hồi tháng 12 năm ngoái. Tổng giá trị của tất cả đồng tiền ảo đang được giao dịch đã giảm khoảng 29% trong năm 2018 nhưng tính trung bình 12 tháng qua, giá trị của chúng vẫn tăng tới hơn 740%.

Nguồn: Vinanet