Theo ông, việc Hiệp định RCEP vừa được ký mang ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam, nhất là trong thời điểm hiện nay?
Thời gian từ khi bắt đầu đàm phán đến khi ký kết RCEP đối với Việt Nam là hơn 7 năm, tương đương với thời gian từ khi chính thức tham gia đến khi ký kết CPTPP (từ tháng 11/2010 đến tháng 3/2018) và thời gian từ khi khởi động đàm phán đến khi ký kết EVFTA (từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2019).
Một điều thú vị nữa là cả CPTPP và RCEP đều vượt qua những thời điểm khó khăn cuối cùng khi Việt Nam là chủ nhà của những sự kiện lớn: với CPTPP là chủ nhà APEC năm 2017, và RCEP là năm ASEAN 2020. 
RCEP- Những điểm nhìn kinh tế cho Việt Nam hậu Covid-19
Trong thời gian vừa qua chúng ta thấy Việt Nam có một sự thích nghi, cố gắng chống chịu các tác động bất lợi từ kinh tế toàn cầu. Kinh tế toàn cầu đã gặp những rủi ro, suy thoái rất nặng nề do đại dịch Covid-19. Và đại địch này đã làm gián đoạn chuỗi giá trị, hoạt động thương mại, hoạt động kinh tế đều bị ảnh hưởng
Là một nước kinh tế mở, quy mô nhỏ nên Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến này. Chúng ta luôn phải tìm cơ hội để tiếp cận các thị trường khác, ngay cả với với các thị trường đã có, đã tiếp cận được nếu có chút cải thiện nó cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Có thể nói, “góp nhặt” những điểm phần trăm tăng trưởng có thêm từ RCEP vẫn sẽ thực sự có giá trị đối với Việt Nam trong quá trình phục hồi hậu Covid-19.
Trong bối cảnh như thế thì việc ký kết RCEP giữa ASEAN và 5 nước đối tác có ý nghĩa quan trọng vì ngay cả khi đã có FTA giữa ASEAN với các đối tác này thì cái cách chúng ta đạt được sự đồng thuận tốt hơn, gắn với những quy tắc xuất xứ cụ thể của cả thị trường ASEAN với 5 nước này cũng sẽ tạo thêm cơ hôi, tạo thêm sự lựa chọn cho cộng đồng đoanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác các thị trường này một cách sâu rộng hiệu quả hơn. 
Ông Nguyễn Anh Dương: "RCEP giúp tạo lực đẩy cho hội nhập kinh tế khởi đầu từ châu Á - Thái Bình Dương"
Và cho dù GDP cũng như xuất khẩu đều có mức tăng trưởng nhưng việc tạo ra những bảo đảm để duy trì cho tăng trưởng đó trong thời gian tới vẫn là yêu cầu đặt ra. Bởi vì RCEP không đơn thuẩn là cải thiện thị trường mà quan trọng hơn là các nước đã chịu ngồi chung bàn, có niềm tin với nhau và ít nhất là cùng nhau tháo gỡ các bất cập ảnh hưởng đến niềm tin, ảnh hưởng đến sự gián đoạn của thương mại và đầu tư ở khu vực.
Trong bối cảnh như thế thì việc ký kết và tiến đến phê chuẩn RCEP chỉ là bước đầu, nó có thể mang lại cái tích cực về số liệu tăng trưởng, số liệu xuất nhập khẩu hay đầu tư nhưng tác động dài hạn hơn là niềm tin trong khu vực, niềm tin về nỗ lực tháo gỡ những hành vi mang tính bảo hộ thương mại để từ đó doanh nghiệp có thể đặt niềm tin, yên tâm hơn về một môi trường thương mại thông thoáng, minh bạch và ít tổn phí hơn.
RCEP là hiệp định có nhiều thành viên mà nền kinh tế mang tính cạnh tranh với Việt Nam thay vì bổ sung, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để thích nghi được với các thỏa thuận của RCEP?
Đúng là trong bối cảnh đó thì yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là rất quan trọng. Nhưng thế nào là năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu thấu đáo hơn.
Thông thường doanh nghiệp thường nhìn khả năng cạnh tranh ở hai khía cạnh là giá và chất lượng. Ví dụ như giá thấp hơn thì cạnh tranh hơn, hoặc giá cao hơn nhưng chất lượng cũng cao tương ứng thì cũng là một cách hiểu. Nhưng mình ở trong chuỗi giá trị ASEAN+5 có sự tham gia, gắn kết của rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư của nhiều quốc gia khác nhau thì yêu cầu cạnh tranh nó thể hiện ở những yêu cầu khác.
Khía cạnh thứ ba về cạnh tranh mà doanh nghiệp cần quan tâm là khả năng giao hàng đúng hạn. Đặt mình trong chuỗi giá trị, nhập hàng từ một đơn vị khác, sản xuất hay chế biến rồi xuất cho một đối tác nước ngoài khác, đối tác tiếp theo trong chuỗi giá trị thì nếu doanh nghiệp không giao hàng đúng hạn thì sẽ rất khó cho đối tác của mình có thể tổ chức sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.
Ví dụ giao hàng quá sớm thì đối tác sẽ phải mất chi phí lưu kho, còn giao hàng quá muộn thì đối tác sẽ không có nguồn nguyên liệu, phụ kiện để thực hiện đơn hàng của họ và rõ ràng là các đơn hàng đó sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy việc giao hàng đúng thời hạn là một yếu tố rất quan trọng.
Yếu tố cạnh tranh thứ tư là khả năng thực hiện các đơn hàng lớn, doanh nghiệp có khả năng đầu tư sản xuất hàng hóa với chất lượng, giá cả phù hợp. Nếu không thực hiện được các đơn hàng lớn thì sẽ rất khó trở thành các nhà cung ứng cho các doanh nghiệp FDI. Vì vậy nếu chỉ đặt hàng các đơn vị nhỏ thì họ phải tìm các đơn vị doanh nghiệp nhỏ, như vậy thì chi phí quản lý sẽ không thực sự cạnh tranh.
Nói như vậy để thấy doanh nghiệp Việt Nam dù nhỏ và vừa vẫn có cơ hội để tham gia các đơn hàng lớn nếu các doanh nghiệp này thực sự tin tưởng nhau, có cơ chế gắn kết với nhau để cùng thực hiện một đơn hàng chung. Nhưng để bảo đảm được niềm tin giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện đơn hàng chung này, vai trò định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội cũng giữ một yếu tố rất quan trọng.

Nguồn: congthuong.vn