Chỉ số quản lý sức mua (PMI) trong lĩnh vực sản xuất dự kiến giảm xuống 50,6 mức thấp nhất kể từ tháng 2/2018 và giảm từ 50,8 trong tháng 9, theo dự báo trung bình của 34 nhà kinh tế trong một thăm dò của Reuters. Mốc 50 đánh dấu giữa sự phát triển và sụt giảm hàng tháng.
Ngoài ra, một cuộc khảo sát tư nhân về lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc dự báo hoạt động sụt giảm lần đầu tiên kể từ tháng 5/2017, mặc dù sự sụt giảm có thể là nhẹ.
Số liệu không tốt như vậy sẽ là dấu hiệu đà giảm tiếp tục tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, bổ sung lo lắng về nguy cơ tăng trưởng toàn cầu và sẽ có thể thúc đẩy Bắc Kinh triển khai thêm các biện pháp hỗ trợ và kích thích.
Nền kinh tế này tăng thấp hơn mức dự kiến 6,5% trong quý 3/2018, tốc độ yếu nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu và giới phân tích tin tưởng tình trạng kinh doanh sẽ tồi tệ hơn trước khi tiến triển tốt hơn.
Tháng 10/2018 là tháng hoàn chỉnh đầu tiên sau khi thuế mới nhất của Mỹ có hiệu lực. Washington và Bắc Kinh đang đáp trả thuế quan bổ sung với hàng hóa của nhau bắt đầu vào ngày 24/9/2018.
Nếu Mỹ theo lời hứa của mình tăng thuế lên 25% vào thời điểm cuối năm nay, các nhà xuất khẩu sẽ cảm thấy đau khổ hơn, theo một nhà kinh doanh Trung Quốc.
Lu Junwen, tổng giám đốc một nhà máy sản xuất ắc quy tại Thâm Quyến cho biết “các đơn hàng xuất khẩu mà tôi nhận được từ Hội chợ Quảng Châu trong tháng 10 đã giảm đáng kể”. Hội chợ Quảng Châu được tổ chức 2 lần một năm, là hội trợ thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Ông Lu cho biết “năm tới sẽ khó khăn”.
Một khảo sát kinh doanh cho thấy hơn 70% công ty của Mỹ đang hoạt động ở miền nam Trung Quốc đang cân nhắc trì hoãn đầu tư tiếp tại đó và chuyển một phần hoặc tất cả sản xuất của họ sang nước khác, do cuộc chiến thương mại ảnh hưởng tới lợi nhuận. Một viễn cảnh như vậy sẽ làm phức tạp những nỗ lực của Bắc Kinh để nâng tăng trưởng đầu tư tài sản cố định từ mức thấp kỷ lục và nâng khả năng sa thải lớn mà sẽ tiếp tục gây sức ép cho tiêu dùng.
Hồi đầu tháng này, ngân hàng trung ương cắt giảm dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng lần thứ 4 trong năm nay, đẩy mạnh chuyển sang chi phí tài chính thấp hơn và cam kết thêm hỗ trợ cho các công ty tư nhân, một nguồn việc làm chủ chốt.
Bắc Kinh cũng kêu gọi các ngân hàng tiếp tục cho vay với các công ty đang gặp khó khăn, đặc biệt các công ty nhỏ, mặc dù phá sản ngày càng tăng đang khiến các ngân hàng thận trọng về nới lỏng tín dụng cho các doanh nghiệp mà không có sự hỗ trợ của nhà nước.
Các nhà kinh tế dự kiến Bắc Kinh sẽ thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ trong những tháng tới, với nhiều đợt cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng trong năm tới.
Việc cắt giảm thuế lớn cũng có vẻ chắc chắn diễn ra mặc dù điều đó sẽ chỉ làm giảm áp lực lên lợi nhuận của doanh nghiệp và không thể bù cho doanh số đang sụt giảm.
Các nhà kinh tế tại Ngân hàng America Merrill Lynch cho biết “chúng tôi dự kiến chính phủ Trung Quốc tiếp tục thực hiện các biện pháp kích thích phù hợp với sự yếu kém của nền kinh tế. Điều này sẽ giúp đảm bảo một quá trình hạ cánh mềm trong năm tới”. Họ dự kiến tăng trưởng GDP chậm lại xuống 6,1% trong năm tới. Chính phủ Trung Quốc vẫn có thể đáp ứng mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5% của họ trong năm nay, thấp hơn so với 6,9% trong năm 2017.
Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Caixin/Markit, tập trung nhiều hơn vào các công ty quy mô vừa và nhỏ, dự kiến giảm nhẹ xuống 49,9 từ 50,0 trong tháng 9/2018,
Khảo sát PMI chính thức phát hành vào ngày 31/10/2018, cùng với một khảo sát chính thức tương tự về dịch vụ.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet