Thông tin trên được bà Đỗ Thị Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết. Tăng tỷ giá cũng góp phần tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Mặc dù tỷ giá tăng nhưng các yếu tố chi phí đầu vào như xăng dầu, gas lại giảm nên chi phí sản xuất giảm, giá thành hàng hóa giảm.

Chỉ số lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 9/2015 tăng 0,06% so với tháng trước, tăng 1,87% so với cùng kỳ; 9 tháng năm 2015 so cùng kỳ tăng 2,15%.

Như vậy, lạm phát chung thấp (9 tháng tăng 0,4%) thấp hơn lạm phát cơ bản. Điều này được Tổng cục Thống kê lý giải không phải do tổng cầu giảm, mà hoàn toàn do yếu tố chi phí đẩy giảm, cụ thể là giá hàng hóa năng lượng và thực phẩm giảm.

Trong khi đó, biến động của lạm phát chung phụ thuộc vào diễn biến giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, thực phẩm, các mặt hàng Nhà nước quản lý.

Tổng cục Thống kê cho biết chính sách tiền tệ được điều hành theo lạm phát cơ bản. Hiện mức lạm phát cơ bản ở mức 2-3% như hiện nay là mức cân bằng, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững.

 

Hải Yến