Brexit sẽ là nội dung quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh EU
Vấn đề nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, sẽ chiếm một thời lượng quan trọng trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh EU, diễn ra trong hai ngày 21-22/3, bên cạnh các vấn đề chiến lược như củng cố nền tảng kinh tế của khối, chống biến đổi khí hậu, chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc và chống tin tức giả trước thềm bầu cử Nghị viện châu Âu.
Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung dự kiến diễn ra vào tuần tới
Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin dự kiến thăm Trung Quốc vào ngày 28-29/3.
Ngày 21/3, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin dự kiến thăm Trung Quốc vào ngày 28-29/3 tới để tham gia vòng đàm phán mới nhằm chấm dứt tranh chấp thương mại song phương.
Nhà Trắng: Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng bền vững trong hơn 10 năm tới
Dự báo lạc quan của Hội đồng cố vấn Kinh tế Nhà Trắng dường như đi ngược lại với một số dự báo về chiều hướng tăng trưởng chậm lại đáng kể của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm nay.
Trong báo cáo thường niên vừa công bố, Hội đồng cố vấn Kinh tế Nhà Trắng dự báo mức tăng trưởng khoảng 3% của nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ kéo dài trong hơn một thập niên, nếu Quốc hội Mỹ thông qua chương trình nghị sự kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chương trình nghị sự kể trên bao gồm các biện pháp cắt giảm thuế cùng với các chính sách khác, song song với việc xem xét nâng cấp cơ sở hạ tầng quốc gia. Báo cáo lưu ý mức thuế cao để chi trả cho bảo hiểm y tế xã hội sẽ khiến GDP của đất nước phải "trả giá".
Đâu là trọng tâm của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nhật vào tháng 4?
Các quan chức chính phủ và truyền thông Nhật Bản ngày 21/3 cho biết Thủ tướng nước này Shinzo Abe có thể gặp Tổng thống Donald Trump tại Mỹ vào cuối tháng 4 tới để thảo luận về vấn đề Triều Tiên và thương mại Nhật-Mỹ.
Nhật báo Asahi Shimbun nêu rõ cuộc gặp được phía Nhật Bản đề xuất và các công tác chuẩn bị đang được xúc tiến. Tuy nhiên, báo không nêu rõ thời điểm cuộc gặp diễn ra.
Tổng thống Trump: Thỏa thuận thương mại với Trung Quốc đang tiến triển tốt đẹp
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố một thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh đang tiến triển tốt đẹp khi mà các nhà đàm phán thương mại Mỹ sẽ tới Trung Quốc để tham gia vòng đàm phán mới vào tuần tới.
Phát biểu với phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump nêu rõ: "Thỏa thuận đang tiến triển tốt đẹp". Theo ông Trump, các nhà đàm phán hàng đầu của Mỹ sẽ tới Trung Quốc vào cuối tuần này để "thúc đẩy thỏa thuận".
Australia thu hồi trứng gà do lo ngại nhiễm khuẩn salmonella
Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Australia - New Zealand đã ra lệnh thu hồi trứng gà từ trang trại gia cầm Bridgewater thuộc bang Victoria do lo ngại về khả năng nhiễm khuẩn salmonella.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Australia - New Zealand đã ra lệnh thu hồi trứng gà từ trang trại gia cầm Bridgewater thuộc bang Victoria, đồng thời tiến hành kiểm dịch trang trại này do lo ngại về khả năng nhiễm khuẩn salmonella.
Giới chức Australia cho biết những quả trứng có khả năng bị nhiễm khuẩn từ trang trại nói trên hiện đang được bày bán tại siêu thị Woolworths và một số cửa hàng độc lập ở vùng Lãnh thổ thủ đô Australia (ACT), các bang New South Wales, Victoria, Tasmania và Nam Australia.
Indonesia sẽ tẩy chay các sản phẩm của EU
Indonesia sẽ tẩy chay máy bay, các loại xe và các sản phẩm khác của EU nếu khối này cấm dầu cọ thô (CPO) của Indonesia được sử dụng như các nguyên liệu thô cho nhiên liệu sinh học. Động thái trên diễn ra sau khi Ủy ban châu Âu (EC) thông qua một đạo luật ủy quyền phân loại CPO là một sản phẩm không bền vững, theo đó cấm sử dụng mặt hàng này như nguyên liệu thô cho nhiên liệu sinh học.
Đạo luật này sẽ được đệ trình lên Nghị viện châu Âu và sẽ được quyết định trong vòng 2 tháng liệu đạo luật có được thực thi hay không.
Pháp cắt giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2019
Pháp đã cắt giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm nay từ 1,7% xuống 1,4%, sau khi cuộc biểu tình của phe "Áo vàng" đã gây ra những tác động tiêu cực tới nền kinh tế.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, ngoài ra, việc Vương quốc Anh chuẩn bị rời khỏi Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit, cũng ảnh hưởng tới đà tăng trưởng của nền kinh tế Pháp, ngay cả khi "vụ ly dị" này diễn ra êm thấm.
FDI vào Nam Phi tăng hơn gấp đôi
Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FD) vào Nam Phi năm 2018 tăng hơn gấp đôi so với năm 2017 và đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Đây được xem là một bước khởi động đầy lạc quan đối với Tổng thống Cyril Ramaphosa trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế phát triển nhất châu Phi này.
EU sẽ không ra quyết định về Brexit khi quan điểm của Anh vẫn chưa rõ
Hội nghị thượng đỉnh tới đây của Liên minh châu Âu (EU) sẽ không đưa ra quyết định về Brexit - Anh rời khỏi "mái nhà chung".
Trên đây là tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker ngày 20/3 vào thời điểm chỉ còn 9 ngày nữa London chính thức ra đi theo đúng lộ trình.
Theo quy định Hiệp ước Lisbon, Anh sẽ rời khỏi EU ngày 29/3 dù có hoặc không có thỏa thuận với EU. Thủ tướng May cho rằng London cần thêm một khoảng thời gian ngắn để thực hiện thủ tục pháp luật cần thiết tại Hạ viện nếu như các nghị sĩ ủng hộ thỏa thuận rút khỏi EU của bà.
Ba thành phố đắt đỏ nhất thế giới
Theo khảo sát do Trung tâm Tham vấn kinh tế của Anh (EIU) thực hiện, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Paris (Pháp) đã cùng vào top 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Đây là lần đầu tiên, khảo sát này đưa ra kết quả có tới 3 địa điểm có sinh hoạt phí đắt đỏ nhất thế giới, sau khi Singapore giữ ngôi vị đầu bảng trong suốt 5 năm liền.
Bảng xếp hạng các thành phố tại các khu vực cũng có sự xáo trộn so với một năm trước. Do đồng USD lên giá mạnh, hầu như tất cả các thành phố của Mỹ đều thăng hạng trong năm 2018, với San Francisco, Houston, Seattle là những thành phố tăng nhiều nhất.
Ngành chế tạo sẽ hồi sinh kinh tế Hàn Quốc
Kinh tế Hàn Quốc đang có những dấu hiệu cải thiện, song một số lĩnh vực vẫn cần có thêm lực đẩy, nhất là lĩnh vực chế tạo. Đây là nhận định được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đưa ra tại cuộc họp Nội các hàng tuần.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong năm 2019 và 2020 xuống lần lượt 2,1 và 2,2%.
Nguyên nhân khiến kinh tế Trung Quốc giảm tốc
Đối mặt với một loạt thách thức trong kinh tế, Trung Quốc quay trở lại với biện pháp tăng trưởng dựa vào "mở van tín dụng" bất chấp bất ổn tích tụ trong dài hạn, theo nhận định của tờ Foreign Affairs.
Những điểm yếu của kinh tế Trung Quốc cơ bản khởi nguồn từ những quyết định được đưa ra nhiều năm trước, thậm chí trong một số trường hợp là từ nhiều thập kỷ trước.
Kinh tế Mỹ tổn thất 1.000 tỷ USD do cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc
Sự leo thang trong cuộc chiến thuế quan song phương giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến kinh tế Mỹ mất 1.000 tỷ USD trong một thập kỷ và gây thiệt hại cho lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Nghiên cứu ước tính các biện pháp áp thuế sẽ khiến GDP của Mỹ thiệt hại 45-60 tỷ USD trong năm đầu tiên và con số này sẽ tăng lên khoảng 89-125 tỷ USD mỗi năm trong 5 năm tiếp theo.
Trung Quốc sẽ có một loạt biện pháp hỗ trợ hoạt động ngoại thương
Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Ren Hongbin ngày 18/3 cho biết, nước này sẽ tiến hành một loạt biện pháp để hỗ trợ hoạt động ngoại thương trong năm nay, trong bối cảnh bất ổn gia tăng.
Theo đó, trong năm nay, Trung Quốc sẽ giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với lĩnh vực chế tạo và các ngành khác từ 16% hiện nay xuống 13%, trong khi thuế VAT đối với lĩnh vực xây dựng và vận tải giảm từ 10% xuống còn 9%.
Nhiều thách thức mới với kinh tế Trung Quốc
Theo Thủ tướng Lý Khắc Cường, Trung Quốc sẽ phải đối diện với một môi trường khó khăn hơn, phức tạp hơn, cũng như những rủi ro thách thức đang gia tăng về cả số lượng lẫn quy mô.
Chiến lược “Made in China 2025” (MIC2025) được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự kinh tế và là một phần trong gói kế hoạch của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm tạo ra mô hình kinh tế bền vững.
Mỹ có thể xem xét lại việc chấm dứt cơ chế ưu đãi thuế quan với Ấn Độ
Mỹ có thể xem xét lại việc chấm dứt cơ chế ưu đãi thuế quan với Ấn Độ trong Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), nếu Ấn Độ có đề xuất về các vấn đề liên quan đến thương mại và tiếp cận thị trường.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 5/3, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (CIM) khẳng định các loại thuế quan của nước này đều nằm trong mức giới hạn theo các cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và Ấn Độ sẵn sàng thảo luận với Mỹ về các vấn đề liên quan đến thương mại.
Cuộc chiến thương mại gây nhiều thiệt hại cho kinh tế Mỹ
Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà kinh tế đến từ các trường đại học hàng đầu của Mỹ, trong đó có Đại học California Berkeley, Đại học Columbia, Đại học Yale, Đại học California thì cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế đầu tàu thế giới chịu thiệt hại tới 7,8 tỷ USD trong năm 2018.
Kết quả cho thấy, nhập khẩu từ các nước này đã giảm 31,5% trong khi xuất khẩu của Mỹ cũng giảm 11%. Không chỉ vậy, thiệt hại mà người tiêu dùng và nhà sản xuất phải gánh chịu do chi phí nhập khẩu tăng lên tới 68,8 tỷ USD.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet