ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Philippines năm 2019
Ngày 18/7, trong bản báo cáo Phụ trương Tầm nhìn Phát triển châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Philippines năm nay xuống còn 6,2% so với mức 6,4% trước đó. Tuy nhiên, ADB vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng 6,4% của Philippines cho năm 2020, nhấn mạnh rằng quốc đảo này tiếp tục là một trong những nền kinh tế hàng đầu của khu vực Đông Nam Á.
G7 nhất trí kế hoạch đánh thuế các hãng công nghệ lớn
Trong phiên họp ngày 18/7, các Bộ trưởng Tài chính của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nhất trí thực hiện kế hoạch đánh thuế các hãng công nghệ lớn như Facebook và Google, với việc đưa ra mức thuế tối thiểu đối với các công ty này. Kế hoạch vừa được nhất trí sẽ phải được Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới tiếp tục phát triển và sau đó thực thi dưới sự giám sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
Mercosur ủng hộ thúc đẩy các thỏa thuận thương mại mới
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ngày 17/7, Hội nghị thượng đỉnh khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) lần thứ 54 đã diễn ra tại thành phố Santa Fe của Argentina, với sự tham dự của nguyên thủ các nước thành viên Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay cùng với lãnh đạo một số quốc gia liên kết.
Hội nghị tập trung thảo luận việc mở rộng thỏa thuận thương mại với nhiều khu vực khác trên thế giới, đề nghị quốc hội 4 nước thành viên phê duyệt sớm Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) vừa kết thúc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU), đồng thời thiết lập cải cách thể chế khối.
Báo Nhật Bản: Xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc ngày càng gia tăng
Hơn một năm kể từ khi Mỹ bắt đầu áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi nền kinh tế thứ 2 thế giới ngày càng một gia tăng.
Số liệu thống kê của báo Nikkei (Nhật Bản) cho thấy số lượng các doanh nghiệp lớn sẽ chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã lên tới con số hơn 50 doanh nghiệp. Trong số này, tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ đang thúc đẩy các đối tác chính chuyển 15% - 30% cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
OBR: Kinh tế Anh sẽ suy thoái toàn diện từ quý IV/2019
Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR), cơ quan giám sát tài chính công tại Anh, cảnh báo quốc gia này sẽ rơi vào giai đoạn suy thoái toàn diện kéo dài hàng năm kể từ quý IV/2019. Trước đó, nền kinh tế thứ 5 thế giới có dấu hiệu ngừng tăng trưởng hoặc suy giảm trong quí II/2019.
Dẫn các dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), OBR khẳng định Brexit không thỏa thuận sẽ làm suy giảm lòng tin và cản trở đầu tư, mở đường cho các rào cản thương mại ở cấp độ cao hơn với EU, làm suy giảm giá trị của đồng bảng Anh và khiến nền kinh tế "xứ sương mù" suy giảm 2% vào cuối năm 2020.
Sách Trắng của Nhật Bản kêu gọi lập trật tự quốc tế mới trong thương mại
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vừa công bố Sách Trắng Kinh tế và Thương mại quốc tế năm 2019, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập một trật tự quốc tế mới trong hoạt động thương mại trong bối cảnh quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.
Theo Sách Trắng, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang gia tăng, các quốc gia và khu vực đang thiết lập các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đầy phức tạp.
ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc kể từ năm 1997.
Số liệu mới nhất từ Tổng Cục Hải quan Trung Quốc cho hay trong nửa đầu năm 2019, thương mại của Trung Quốc với ASEAN đã tăng 10,5%, đạt gần 2.000 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 294 tỷ USD), chiếm 13,5% tổng khối lượng thương mại của gã khổng lồ châu Á này. Sự thay đổi này được củng cố bởi sự tin cậy chiến lược giữa Trung Quốc và ASEAN, mở rộng các lợi ích từ hợp tác kinh tế và thương mại, đồng thời chia sẻ mong muốn bảo vệ chủ nghĩa đa phương.
Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu tác động bất lợi do Nhật Bản hạn chế xuất khẩu
Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trở nên căng thẳng sau Tokyo siết chặt kiểm soát hoạt động xuất khẩu nguyên liệu sử dụng cho sản xuất bán dẫn và màn hình của các thiết bị điện tử. Số liệu mới nhất của Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết kim ngạch xuất khẩu của nước này đã giảm 6,7% xuống 6.584,5 tỷ yen (60,7 tỷ USD) trong tháng 6/2019, tháng giảm thứ 7 liên tiếp xuống còn do tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trung Quốc cảnh báo việc áp thuế bổ sung gây trở ngại cho đàm phán thương mại với Mỹ
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn đang tiếp diễn, phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, Trung Quốc luôn chủ trương giải quyết các vấn đề kinh tế và thương mại với Mỹ thông qua đối thoại và tham vấn.
Hiện hai nước chưa đưa ra lịch trình tiến hành vòng đàm phán mới và vẫn bất đồng đối với các vấn đề quan trọng cần có trong thỏa thuận, làm dấy lên quan ngại về một cuộc chiến dài hơn và tốn kém, gây tổn hại nặng nề đối với nền kinh tế toàn cầu.
Kinh tế Nga dự kiến tăng trưởng chậm lại trong năm 2019
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 17/7 dự đoán giá dầu giảm và thuế tăng sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Nga chậm lại trong năm 2019 và triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này trong trung hạn vẫn chưa khởi sắc nếu Moskva không thực hiện các cải cách cơ cấu mạnh mẽ hơn. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nga dự kiến tăng trưởng chậm lại còn 1,2% năm 2019, từ mức tăng 2,3% năm 2018 do giá dầu giảm và tác động của mức thuế giá trị gia tăng cao hơn đối với chi tiêu tiêu dùng. Năm 2020, kinh tế Nga dự kiến tăng trưởng 1,9% nhờ chi tiêu công vào cơ sở hạ tầng và sẽ chỉ ở mức 1,8% trong dài hạn nếu nước này thiếu những cải cách cơ cấu mạnh mẽ hơn.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục đà tăng trưởng vững bất chấp các áp lực suy giảm
Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), bất chấp các áp lực suy giảm ngày càng lớn ở cả trong nước và nước ngoài, kinh tế Trung Quốc vẫn ghi nhận đà tăng trưởng vững trong nửa đầu năm 2019, qua đó cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ và tiềm năng phát triển ổn định lâu dài của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Số liệu của NBS cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2019, sản lượng ngành chế tạo công nghệ cao của Trung Quốc đã tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 3 điểm phần trăm so với mức tăng của toàn ngành công nghiệp nói chung.
Thuế sẽ ảnh hưởng thế nào tới ngành khí hóa lỏng ở Mỹ?
Ira Joseph, chuyên gia hàng đầu về khí và điện tại S&P Global Platts (nhà cung cấp thông tin thị trường năng lượng hàng đầu thế giới), cho biết thuế sẽ làm tăng các chi phí sản xuất khi Mỹ nhập khẩu thép và các nguyên liệu đầu vào khác để xây dựng các nhà máy công nghiệp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới.
Năm 2018, Mỹ đã áp thuế 25% và 10% lần lượt đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ các đối tác thương mại chính. Sau nhiều nỗ lực, một số nước đã được miễn hoặc giảm các mức thuế này.
Đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc khi nào sẽ chấm dứt?
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc quý II/2019 giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba thập niên, gây thêm sức ép lên các nhà lãnh đạo nước này trong khi đang giải quyết cuộc chiến thương mại với Mỹ. Theo số liệu công bố ngày 15/7, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong quý II vừa qua tăng trưởng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức 6,4% của quý I.
Sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa trên 55% mới được coi là "made in America"
Phát biểu ngày 15/7 với các nhà sản xuất trong nước tham gia trưng bày hàng “Made in America” tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump khẳng định trong tương lai, hàng “Made in Amerrica” phải đạt tỷ lệ nội địa hóa tới 75% và con số này sẽ là 95% đối với các sản phẩm sắt và thép.
Tiêu chuẩn đối với hàng hóa Mỹ được đặt ra theo Luật Khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa từ năm 1933. Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc hiện nay đối với hàng hóa "Made in America" hiện là 50%.
Tương lai của đồng tiền chung ECO trong Cộng đồng Kinh tế Tây Phi
Sau khi các nước thành viên khu vực Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) ngày 29/6 thông qua quyết định thành lập đồng tiên chung "ECO" của khối, giới chuyên gia đã có đánh giá về triển vọng không mấy sáng sủa của đồng tiền này. Ý tưởng thành lập đồng tiền chung của ECOWAS bắt đầu được đưa ra vào đầu thiên niên kỷ này nhưng ngày ra mắt đã bị hoãn nhiều lần kể từ lần dự kiến đầu tiên vào năm 2003. Quyết nghị của cuộc họp ECOWAS ngày 29/6 vừa qua thống nhất ngày ra mắt đồng ECO là năm 2020.
Chính phủ Thái Lan nỗ lực bình ổn thị trường gạo
Chính phủ Thái Lan vẫn đang áp dụng chính sách nguyên tắc sản xuất định hướng thị trường để ổn định giá gạo theo cơ chế thị trường. Chính phủ yêu cầu người nông dân chấp thuận những định hướng của chính phủ để giải quyết các vấn đề mà ngành lúa gạo đang phải đối mặt.
Căng thẳng Nhật - Hàn "giáng đòn" mạnh vào lĩnh vực công nghệ toàn cầu
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's nhận định tranh cãi thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc kéo dài sẽ giáng một đòn mạnh hơn nữa vào lĩnh vực công nghệ toàn cầu vốn đang rất trì trệ.
Ngày 4/7, Nhật Bản đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu 3 nguyên liệu chính được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình sang Hàn Quốc -gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro clorua có độ tinh khiết cao (HF) - các nguyên liệu mà Hàn Quốc nhập khẩu tới 94% từ Nhật Bản.
Bầu cử Mỹ: Tổng thống Trump bị vượt mặt trong cuộc thăm dò dư luận
Kết quả khảo sát cho hay, ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ Joe Biden hiện nhận được nhiều hơn 9% sự ủng hộ từ những người tham gia khảo sát so với Tổng thống Trump (51%-42%).
Theo kết quả thăm dò dư luận do NBC News/Wall Street Journal thực hiện và công bố ngày 14/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục bị ứng cử viên Joe Biden cùng một số niềm hi vọng khác của phe Dân chủ vượt qua.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet