Tỷ giá USD trong nước

Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.218 VND/USD (tăng 4  đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.125 VND/USD và bán ra ở mức 23.865 VND/USD (giảm 3 đồng so với cuối tuần qua).

Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.730 đồng/USD và bán ra 23.830 đồng/USD, giá mua tăng 10 đồng và giá bán tăng 30 đồng so với cuối tuần qua.

Tỷ giá USDngày 12/4/2021

Ngân hàng

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Vietcombank (VCB)

22.945(-5)

22.975(-5)

23.155(-5)

Ngân Hàng Á Châu (ACB)

22.960(+2)

22.980(+2)

23.150(-8)

SeABank (SeABank)

22.975(+60)

22.975(+10)

23.255(+90)

Techcombank (Techcombank)

22.958(-22)

22.978(-2)

23.158(-22)

VPBank (VPBank)

22.960(-45)

22.980(-25)

23.160(-25)

 Tỷ giá ngoại tệ khác

Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay có 8 ngoại tệ tăng giá, 7 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 11 ngoại tệ tăng giá và 12 ngoại tệ giảm giá.

Tỷ giá ngoại tệ 12/4/2021

ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Úc

AUD

17.170,30 (-19,22)

17.295,37 (-43,25)

17.802,68 (-98,49)

Đô la Canada

CAD

17.993,49 (+66,31)

18.130,43 (+48,41)

18.597,52 (-55,70)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

24.474,03 (+10,27)

24.641,81 (+28,94)

25.272,65 (-22,77)

Nhân Dân Tệ

CNY

2.978,49 (-468,62)

3.330,26 (-141,22)

3.505,51 (-78,64)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3.634,92 (+2,49)

3.804,93 (+48,49)

Euro

EUR

27.016,17 (+112,71)

27.132,54 (+88,54)

27.896,95 (-164,04)

Bảng Anh

GBP

30.944,20 (-29,33)

31.166,51 (-26,56)

31.879,86 (-288,01)

Đô la Hồng Kông

HKD

2.826,94 (-69,96)

2.899,76 (-3,61)

3.048,34 (+26,66)

Rupee Ấn Độ

INR

0

308,47 (+0,82)

320,50 (+0,77)

Yên Nhật

JPY

206,87 (+1,79)

208,19 (+1,76)

214,38 (-0,12)

Won Hàn Quốc

KRW

18,66 (+0,32)

19,75 (+0,07)

22,29 (-0,33)

Kuwaiti dinar

KWD

0

76.315,03 (+13,82)

79.309,84 (+14,37)

Ringit Malaysia

MYR

5.222,98 (-3,41)

5.469,68 (-43,93)

5.716,91 (+45,43)

Krone Na Uy

NOK

0

2.625,65 (-42,59)

2.776,43 (+18,19)

Rúp Nga

RUB

0

280,74 (-4,02)

350,95 (+11,63)

Rian Ả-Rập-Xê-Út

SAR

0

6.134,09 (-2,81)

6.374,81 (-2,91)

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2.561,10 (-93,68)

2.779,62 (+45,47)

Đô la Singapore

SGD

16.865,40 (+34,99)

16.956,27 (+40,37)

17.407,02 (-51,29)

Bạc Thái

THB

690,83 (+2,94)

712,31 (-2,05)

760,95 (+3,74)

Đô la Mỹ

USD

22.968,69 (+7,09)

22.984,38 (+2,78)

23.175 (+5,40)

Kip Lào

LAK

0

2,17 (+0,01)

2,59 (-0,04)

Ðô la New Zealand

NZD

15.929,50 (-76,83)

14.192,37 (-1,873,63)

16.354,43 (-83,90)

Đô la Đài Loan

TWD

733,58 (-0,33)

820,73 (+820,73)

865,92 (+34,70)

Tỷ giá USD thế giới bình ổn

USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,04% lên 92,220 điểm vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD đạt 1,1896. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,01% xuống 1,3705. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,06% lên 109,70.

Theo PoundSterlingLive, đồng USD đã chứng kiến sự suy yếu trong tuần trước do xu hướng chốt lợi nhuận trong các giao dịch gần đây. Động thái trên diễn ra sau khi giám đốc ngân hàng trung ương Hà Lan Klas Knot đưa ra khả năng giảm hoặc loại bỏ dần chương trình nới lỏng định lượng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) trong quý III, đồng thời cho biết việc tiêm chủng ở châu Âu sẽ được tăng cường trong những tuần tới. Trong khi chương trình tiêm chủng của Mỹ vẫn đang diễn ra mạnh mẽ, lời tuyên bố từ ECB trái ngược với thông điệp từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng có tác động tiêu cực đến tỷ giá USD.

Tuy nhiên, phần lớn phụ thuộc vào kết quả của dữ liệu lạm phát của Mỹ trong tháng 3 dự kiến công bố vào tuần này và loạt bài phát biểu sắp tới từ Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Jim O'Sullivan, Giám đốc chiến lược gia vĩ mô của Mỹ tại TD Securities cho nhận định dữ liệu của Mỹ - đặc biệt là CPI - có thể có tác động đến tỷ giá và xu hướng của đồng bạc xanh.

Bên cạnh đó, biên bản cuộc họp của Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) củng cố quan điểm rằng các quan chức Fed không vội vã thắt chặt chính sách tiền tệ.

Biên bản cuộc họp tháng 3 của Fed khiến các nhà hoạch định chính sách kiên quyết giữ nguyên lãi suất ở mức gần bằng 0, trong khi tiếp tục chương trình mua trái phiếu chính phủ Mỹ.

Lập trường của Fed phản ánh chính sách hướng đến mục tiêu lạm phát trung bình, đây có thể là một trở ngại đối với USD.

Theo Derek Halpenny, Giám đốc nghiên cứu, thị trường toàn cầu EMEA và chứng khoán quốc tế tại MUFG, các chuyên gia đã định giá đồng USD mạnh lên trong phần lớn tháng 3 dựa trên tâm lý lạc quan về tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, xu hướng của đồng bạc xanh đã đổi chiều, do đó ông Halpenny tỏ ra trung lập về đồng tiền Mỹ trong thời gian tới

Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi dữ liệu lạm phát, trong đó đa số dự đoán mức tăng 0,5% trong tháng 3, cao hơn mục tiêu 2% của Fed để đạt mức 2,5%. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng tỷ lệ lạm phát cơ bản chỉ tăng từ 1,3% lên 1,6%, trong khi Fed đã nhiều lần khẳng định các chỉ số lạm phát trên mục tiêu trong năm nay có thể chỉ là "nhất thời" và sẽ không có nhiều tác động bởi cơ quan này sẽ sớm điều chỉnh chính sách tiền tệ.


Nguồn: VITIC