Cơ quan lập pháp cấp cao Trung Quốc cân nhắc cải cách các quyền về đất đai
Tháng 11/2017, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết Ban thường trực Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc đang cân nhắc các cải cách luật hợp đồng đất nông thôn của Trung Quốc. Trước tình trạng đô thị hóa nhanh và nhu cầu tăng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông thôn, dự thảo phân chia quyền sở hữu và quyền đất nông thôn để làm hợp đồng hoặc quản lý tài sản. Các cải cách gồm hai nhóm lớn. Thứ nhất, các cải cách mở rộng quyền hợp đồng đất hiện nay thêm 30 năm so với thời gian đáo hạn các hợp đồng hiện nay. Thứ hai, các cải cách cho phép nông dân giữ lại quyền hợp đồng đối với các mảnh và chỉ chuyển nhượng quyền quản lý nếu họ lựa chọn cho thuê đất, cầm cố cho ngân hàng hoặc trao đổi các quyền sử dụng đất để làm cổ phần trong HTX. Động thái này sẽ hỗ trợ cả các hợp tác xã nông thôn và các doanh nghiệp nông nghiệp lớn muốn mở rộng phát triển nông nghiệp thâm canh và hợp nhất đất đai nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô và ứng dụng công nghệ mới.
Phân bổ trợ cấp đất bỏ hoang và luân canh
Tháng 10/2017, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc (MOA) đã phân bổ 393,9 triệu USD để thúc đẩy luân canh và bỏ hoang đất ngay sau tổng kết chương trình thử nghiệm trong năm 2016/17. Tổng cộng 800.000ha đất sẽ được quy hoạch vào trong chương trình này.
Tại Đông Bắc Trung Quốc, nông dân gặp nhiều hạn chế sản xuất, chỉ xoay quanh ngô và lúa mỳ, do các vấn đề thời tiết và thổ nhưỡng. Do đó, các quyết đính ản xuất phụ thuộc nặng nề vào các chương trình, chính sách của chính phủ. Nông dân khu vực này có thể chuyển sản xuất ngô vụ hè sang đậu tương, các loại đậu, kê, lúa miến, lạc, hướng dương, khoai tây hoặc lúa gạo. Các cây trồng luân canh cho lúa mỳ vụ đông bao gồm đại mạch, yến mạch và lúa mạch đen. Tại vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc, nông dân có nhiều lựa chọn hơn và có thể luân canh sản xuất ngô vụ hè với hạt có dầu, lúa mỳ vụ xuân hoặc lúa gạo.
Trung Quốc tiếp tục áp giá sàn đối với lúa mỳ và lúa gạo
Ngày 25/10/2017, NDRC thông báo Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai chính sách Giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) đối với các khu vực sản xuất lúa mỳ lớn của nước này trong năm 2018. NDRC cũng cam kết cải tổ chính sách MSP theo hướng thị trường và linh hoạt với các cải cách giá nhằm đảm bảo “an ninh toàn diện đối với các loại ngũ cốc thiết yếu”. Trung Quốc đặt mục tiêu cải cách các chính sách dự trữ tạm thời đối với gạo và lúa mỳ, cũng như tìm cách giảm nhẹ gánh nặng chi phí công trong quản lý các kho dự trữ ngô, lúa mỳ và lúa gạo lớn nhất thế giới.
Hội đồng nhà nước về ngũ cốc (SAG) đặt ra mức giá sàn theo mùa và chỉ đạo các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, các nhà chế biến và các ngân hàng đạt mục tiêu nội bộ và giá thu mua từ nông dân. Tháng 10/2017, NDRC hạ mức giá MSP đối với lúa mỳ (loại 3) xuống 354 USD/tấn (2.300 NDT/tấn), giảm 9,2 USD/tấn so với giá MSP niên vụ 2016/17. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc điều chỉnh chính sách giá MSP đối với lúa mỳ kể từ khi triển khai vào năm 2004.
NDRC cho biết Hội đồng Nhà nước đặt ra mức giá MSP thấp hơn đối với lúa mỳ sau khi cân nhắc chi phí sản xuất ngũ cốc nói chung, giá nội địa và giá quốc tế, cùng với sự phát triển của ngành.
Các nhà quan sát cho rằng sự thay đổi này sẽ chỉ có tác động không đáng kể lên các quyết định sản xuất do nhiều nhà phân tích trước đó đã dự báo về quyết định giảm trợ cấp của chính phủ Trung Quốc. Chính sách giá MSP chỉ áp dụng cho giá lúa mỳ thường và không tác động trực tiếp tới giá của các loại lúa mỳ khác. Các nhà nghiên cứu chính phủ, các học giả và các tác nhân có ảnh hưởng quyết định từ lâu đã kêu gọi xóa bỏ cơ chế giá MSP đối với gạo và lúa mỳ trong các nỗ lực cải cách cơ cấu đang diễn ra.
Ngày 23/1/2018, NDRC thông báo MSP niên vụ 2018/19 đối với lúa mỳ và gạo sẽ không có sự thay đổi so với năm trước đó.
MOA thúc đẩy các ngành kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn và khép kín
Tháng 10/2017, 6 cơ quan dẫn đầu bởi MOA đã công bố “Các quan điểm hướng dẫn để thúc đẩy phát triển tổ chức kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn”. Văn bản này vạch ra khung hoạt động của một loại hình thể chế kinh doanh nông nghiệp mới, được định nghĩa là “doanh nghiệp + hợp tác xã nông nghiệp + trang trại gia đình”, giống như một hình thức khép kín ngành dọc của nhiều hoạt động kinh doanh của các công ty thương mại đa quốc gia. Trung Quốc đã triển khai các biện pháp hỗ trợ, bao gồm quỹ phát triển nông nghiệp toàn diện của chính phủ, các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm đặc thù, và các công cụ tài chính phát triển nông nghiệp khác. Các dự án hợp pháp cũng là đối tượng rà soát ưu tiên và phê chuẩn đối với các hồ sơ đất đai, cũng như phê duyệt ở cấp địa phương.
Tháng 10/2017, Bộ Tài chính và Hội đồng quốc gia về ngũ cốc thông báo sẽ phân bổ 756 triệu USD để hỗ trợ một dự án mới, tập trung vào “ngũ cốc chất lượng cao”. Mục tiêu là nâng tiêu chuẩn xếp loại ngũ cốc và các loại hạt có dầu được sản xuất tại các khu vực sản xuất ngũ cốc lớn của Trung Quốc được xếp hạng “chất lượng cao” lên hơn 30%. Biện pháp này cũng bao gồm việc thiết lập hàng loạt các tiêu chuẩn ngũ cốc chất lượng cao. Quỹ này sẽ điều phối phát triển hoạt động sau thu hoạch, phân phối và các mạng lưới marketing.
Các chính sách môi trường kìm hãm hoạt động chế biến ngũ cốc
Các nhà chế biến ngũ cốc và sản xuất TACN trên toàn Trung Quốc đang đối mặt với các biện pháp kiểm soát khí thải khắt khe hơn để đạt các mục tiêu phát thải carbon. Tháng 12/2017, Trung Quốc ra mắt thị trường carbon quốc gia nhằm thực hiện các cam kết theo Thỏa thuận Paris. Pha đầu tiên chỉ dành cho hoạt động sản xuất năng lượng. Sau đó, chương trình sẽ mở rộng sang các ngành công nghiệp nặng, bao gồm chế biến nông sản.
Các thành phố cấp 1 và các khu vực lân cận đã triển khai chương trình cấp khu vực. Tại cấp địa phương và tỉnh, tùy thuộc vào xếp hạng chất lượng không khí của khu vực lân cận, một số nhà máy công nghiệp, bao gồm các nhà máy TACN, nhà máy ethanol, và các nhà chế biến khác, cũng buộc phải giảm cắt giảm sản xuất hoặc đóng cửa.
Tái quy hoạch vùng chăn nuôi lợn lên đông bắc Trung Quốc có tác động toàn cầu
Tháng 8/2017, MOA thông báo kế hoạch thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất TACN tập trung, quy mô lớn tại vùng đông bắc Trung Quốc. Báo cáo có tên “Thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi hiện đại tại khu vực sản xuất ngũ cốc chính vùng đông bắc Trung Quốc” vạch ra chương trình khuyến khích các nhà sản xuất chăn nuôi, các nhà sản xuất TACN và đồng cỏ lớn tái phân bổ hoạt động lên vành đai sản xuất ngô tại đông bắc Trung Quốc cũng như những nhà đầu tư mới vào ngành sản xuất đang tăng trưởng này.
Trung Quốc vừa là nước sản xuất lớn nhất, vừa là nước tiêu dùng thịt lợn lớn nhất. Ít nhất 8 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đã công bố hoặc xác nhận các kế hoạch sản xuất khoảng 17 triệu con lợn hàng năm trong những năm tới tại khu vực này. Ngày càng nhiều công ty, bao gồm nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất Trung Quốc Wen’s Foodstuff Group, cũng như các nhà sản xuất TACN lớn như Haida, đang xây dựng các trang trại tại đông bắc Trung Quốc. Nhiều nhà chăn nuôi lợn đã có các nhà máy đang hoạt động tại khu vực này.
Xu hướng tái phân bổ khu vực chăn nuôi lợn một phần là do thị trường điều chỉnh. Các nhà sản xuất TACN nhấn mạnh rằng tiết kiệm chi phí cố định như thuê đất, cũng như chi phí hoạt động như lao động, đầu vào và tăng hiệu quả sản xuất sẽ bù đắp đầu tư vốn. Tái xây dựng ngành chăn nuôi tại đông bắc sẽ thúc đẩy hợp nhất ngành và dẫn tới tiếp cận khép kín sản xuất theo chiều dọc, sử dụng thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn tăng lên. Mặt khác, các chính sách cấp phép môi trường cũng đang thúc đẩy quá trình tái định vị. Mặc dù quá trình chuyển đổi sẽ mất nhiều năm, nỗ lực này được dự báo sẽ làm gián đoạn các luồng thương mại thịt và ngũ cốc truyền thống trên toàn cầu.
Sự chuyển dịch này gây ra nhiều chia rẽ trong vận động thị trường TACN giữa miền bắc và miền nam Trung Quốc. Tại miền bắc, các nhà chăn nuôi lợn và gia cầm sẽ trở nên chủ động tự cung tự cấp hơn; trong khi đó, các nhà chăn nuôi bò sữa và thủy sản tại miền Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường quốc tế.
Các tổ chức đầu tư nước ngoài mua trực tiếp ngũ cốc
Các tổ chức đầu tư nước ngoài (FIEs) bị cấm thu mua ngũ cốc trực tiếp từ nông dân trên phần lớn Trung Quốc, làm hạn chế khả năng các nhà giao dịch nước ngoài quản lý và đầu cơ các trạng thái giao dịch. Bắt đầu có hiệu lực từ 9/1/2018, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc thông báo các nhà giao dịch ngũ cốc Mỹ và các tổ chức thuộc sở hữu nước ngoài khác sẽ có thể trực tiếp mua lúa mỳ, ngô và gạo tại Khu vực Thương mại Tự do (FTZs) của các trung tâm giao dịch lớn bao gồm Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh. Chính sách này được dự báo sẽ không tác động lên môi trường giao dịch của Trung Quốc đối với các tổ chức thuộc sở hữu nước ngoài, do với ngoại lệ tại Liêu Ninh, các khu vực giao dịch hợp pháp đều cách xa các khu vực sản xuất và không bao gồm các khu vực sản xuất ngô lớn nhất Trung Quốc tại Hắc Long Giang và Cát Lâm. Tất cả các khu vực FTZs đều chủ yếu phục vụ hàng hóa phi nông nghiệp.
Chính sách trợ cấp bảo quản và vận chuyển ngũ cốc
Tháng 11/2017, NDRC thông báo rằng các quỹ đặc biệt sẽ được phân bổ để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, sẽ giúp xây dựng hoặc nâng cấp các trang thiết bị bốc dỡ và xử lý ngũ cốc tại các cảng và đầu mối hàng hóa dọc các vành đai vận tải chính của Trung Quốc, bao gồm đường cao tốc, đường sắt và các đường thủy chính. Các nhà lập kế hoạch đã khánh thành các công viên công nghiệp trang bị các cơ sở hạ tầng cho bảo quản, chế biến, giao dịch và giám sát chất lượng ngũ cốc. Hiện ngành ngũ cốc Trung Quốc tương đối tập trung về hoạt động bảo quản và vận chuyển ngũ cốc thương phẩm. Ví dụ các cơ sở bảo quản ngũ cốc chủ yếu tập trung tại các vùng sản xuất ngũ cốc lớn hoặc các kho dự trữ thuộc sở hữu của chính phủ cho các trường hợp khẩn cấp, hoặc tại các điểm bốc dỡ hàng cho các cảng lớn.
“Một vành đai, Một con đường”
Thuộc dự án cơ sở hạ tầng của sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, các loại ngũ cốc ngô, lúa mỳ đang luân chuyển với lượng hạn chế từ Trung Á và các đối tác thương mại châu Âu như Kazakhstan, Ukraine, và Nga. Phần lớn hoạt động thương mại được triển khai gặp nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng vận tải và hậu cần điều phối hàng hóa ngũ cốc đóng bao.
Ngoài ra, các lô hàng vận tải đường sắt từ các đối tác thương mại Vành đai và Con đường đối mặt với rủi ro cao hơn cho người mua và các nhà vận tải do thiếu cơ chế xử lý tranh chấp hợp đòng giống như luật hàng hải và bảo hiểm trên các tuyến thương mại đường biển. Vai trò lãnh đạo của Trung Quốc thể hiện khi nước này lập ra một nhóm công tác xử lý các thách thức pháp lý đối với các tranh chấp thương mại liên quan đến sáng kiến Vành đai – Con đường.
Chủ tịch Tập của Trung Quốc cam kết trong giai đoạn 2017 – 2020. Trung Quốc sẽ cung cấp tổng cộng gói hỗ trợ thực phẩm trị giá 308 triệu USD cho các đối tác dọc khu vực Vành đai – Con đường. Nhiều dự án thuộc sáng kiến Một vành đai – Một con đường đã được ký kết thông qua các biên bản ghi nhớ (MoUs) và các cam kết khác, nhưng đã bị trì hoãn, thu hẹp cam kết hoặc hủy bỏ do những bất ổn từ phía đối tác thương mại.
Hạn ngạch thuế nhập khẩu ngũ cốc năm 2018 của Trung Quốc không biến động
Tháng 10/2017, NDRC thông báo hạn ngạch thuế (TRQ) đối với nhập khẩu ngũ cốc trong năm 2018 như sau:

 

Hạn ngạch thuế (TRQ) đối với nhập khẩu ngũ cốc năm 2018 của Trung Quốc
Hàng hóa Hạn ngạch thuế (tấn) Phân bổ doanh nghiệp tư nhân Phân bổ doanh nghiệp nhà nước Thuế trong hạn ngạch Thuế ngoài hạn ngạch
Ngô 7,200,000 40% 60% 1% 65%
Lúa mỳ 9,636,000 10% 90% 1% 65%
Gạo hạt dài 2,660,000 50% 50% 1% 65%
Gạo hạt ngắn -trung bình 2,660,000 50% 50% 1% 65%

 

Ngày 23/1/2018, phân bổ TRQ cho khu vực tư nhân được thông báo tới các thương nhân và không thay đổi so với năm 2017.
Thuế GTGT (VAT) đối với nông sản nhập khẩu giảm xuống còn 11%
Trung Quốc định mức thuế VAT đối với doanh thu ngũ cốc nhập khẩu và ngũ cốc nội địa khác nhau. Ngày 1/12/2017, Bộ Tài chính Trung Quốc đã thông báo mức thuế VAT cho ngũ cốc và nông sản nhập khẩu, là các sản phẩm được chế biến ở mức tối thiểu, được hạ xuống 11%, so với mức 13% năm 2017. Nhập khẩu TACN, phân bón hóa chất, thuốc BVTV, máy móc nông nghiệp và tấm nhựa nông nghiệp cũng là đối tượng của mức thuế 11%.
Hội đồng Nhà nước đã thông báo quyết định về điều chỉnh thuế doanh nghiệp và điều chỉnh thuế VAT có hiệu lực ngay lập tức. Mức thuế VAT chung áp dụng cho các sản phẩm gạo, ngô và lúa mỳ nhập khẩu, là các sản phẩm chế biến, duy trì ở mức 17%.
Từ năm 1995, phụ thuộc và giá thị trường, thuế VAT đã được dỡ bỏ hoặc miễn trừ hoặc hoàn lại vài lần. Trong lần điều chỉnh ngày, các nhà quan sát cho rằng các nhà sản xuất nội địa Trung Quốc có lợi thế được miễn trừ thuế VAT đối với các sản phẩm cơ bản, được chế biến ở mức tối thiểu và các sản phẩm chế biến.
Nguồn: Gappingworld.com/USDA