Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy xuất khẩu giảm 2,4% trong tháng 3/2019 so với một năm trước đó, còn các nhà kinh tế trong thăm dò của Reuters dự đoán giảm 2,7% và tiếp sau mức sụt giảm 1,2% trong tháng 2/2019.
Số liệu này củng cố lo lắng rằng nhu cầu tiếp tục suy yếu có thể gây thiệt hại cho lợi nhuận của công ty và trở lại hạn chế vốn kinh doanh, lương của công nhân và chi tiêu tiêu dùng trong một đòn đánh toàn diện vào tăng trường.
Ryutaro Kono, nhà kinh tế trưởng thuộc công ty chứng khoán BNP Paribas cho biết “sụt giảm trong xuất khẩu gây vốn kinh doanh giảm mạnh và tiêu dùng cá nhân chậm lại”. “Như vậy nền kinh tế Nhật Bản có thể thu hẹp một lần nữa trong quý 1”.
Bóng ma của sự sụt giảm trong quý 1/2019 sẽ gây áp lực lên Thủ tướng Shinzo Abe để một lần nữa trì hoãn tăng thuế doanh thu theo kế hoạch vào tháng 10/2019 để khắc phục gánh nặng nợ công nặng nề nhất trên thế giới với quy mô gấp đôi nền kinh tế này.
Nền kinh tế này đã tăng với tốc độ hàng năm 1,9% trong quý 4/2018 được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Thống đốc ngân hàng Nhật Bản BOJ Haruhiko Huroda tuần trước đã kiên định lạc quan rằng nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản sẽ sớm thoát khỏi tình trạng ảm đạm khi tăng trưởng toàn cầu phục hồi.
Tuy nhiên, ông Kuroda đã không cảnh báo rủi ro kéo dài tới triển vọng toàn cầu, gồm kết quả của các cuộc đàm phán Mỹ - Trung và lộn xộn về khả năng Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu.
Các thị trường dự khiến BOJ sẽ đánh giá quan điểm lãi suất vào tuần tới, mặc dù một số nhà đầu tư cho biết một loạt chỉ số yếu gần đây có thể gây áp lực cho các nhà hoạch định chính sách bổ sung gói kích thích khổng lồ của ngân hàng trung ương cuối năm nay.
Số liệu này đến sớm trước cuộc đàm phán thương mại song phương trong tuần này giữa Tokyo và Washington. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tăng thêm việc làm ở Mỹ khi Nhà Trắng đe dọa áp thuế lên tới 25% với ô tô nhập khẩu với lý do an ninh quốc gia.
Nhập khẩu ô tô Nhật Bản chiếm khoảng 2/3 thặng dư thương mại hàng năm của Nhật Bản với Mỹ trị giá 67,6 tỷ USD. Xuất khẩu sang Mỹ tăng 4,4% trong năm nay tính tới tháng 3/2019, thúc đẩy bởi xuất khẩu ô tô, tăng 5,1%.
Nhập khẩu từ Mỹ giảm 0,2%, dẫn tới thặng du thương mại của Nhật Bản với Mỹ tăng 9,8% so với năm trước lên 683,6 tỷ JPY.
Xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, trong tháng 3/2019 giảm 9,4% so với năm trước, đảo chiều từ tăng 5,6% trong tháng 2/2019, bởi sự sụt giảm trong xuất khẩu của dụng cụ máy móc kim loại, thiết bị tinh thể lỏng và thiết bị sản xuất bán dẫn.
Xuất khẩu sang Châu Á, chiếm hơn một nửa tổng lượng xuất khẩu cũng giảm 5,5%, giảm tháng thứ 5 liên tiếp, phản ánh các mục xuất khẩu đang sụt giảm.
Tổng thể nhập khẩu của Nhật Bản tăng 1,1% từ đầu năm tới nay, thấp hơn so với ước tính trung bình tăng 2,6%, dẫn tới thặng dư thương mại 528,5 tỷ JPY.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet