Đôla New Zealand tăng lên cao nhất 3 tháng trong phiên giao dịch hôm qua (7/2) sau khi chỉ số kỳ vọng lạm phát của NHTW nước này tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2015.

Điều đó đến sau khi Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan công bố số liệu lạm phát tháng đầu năm vượt quá mong đợi. Bức tranh lạm phát của Đài Loan cũng đã vượt kỳ vọng; trong khi giá cả tại Philippine cũng tăng tốc khá nhanh, mặc dù vẫn thấp hơn dự kiến của các nhà kinh tế

Tuy nhiên một câu hỏi quan trọng đang được đặt ra hiện nay là có bao nhiêu trong đà tăng này là do tác động từ thị trường ngoại hối khi hầu hết các đồng tiền lớn của châu Á đều giảm khá mạnh so với đồng USD trong ba tháng cuối năm 2016. Thế nhưng năm nay, sự phục hồi của các đồng tiền châu Á cùng với việc giá dầu đã đứng ở mức khá cao có thể khiến giá tiêu dùng tăng chậm.

“Có một số áp lực lạm phát từ đồng nội tệ yếu trong dữ liệu gần đây, cùng với giá dầu tăng lên”, Koji Fukaya - Giám đốc điều hành của Công ty Chứng khoán FPG ở Tokyo cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Khi đồng đôla bị tước mất một số lợi ích đã thu được trong tháng này, áp lực lạm phát sẽ giảm từ đây”.

Biểu đồ dưới đây nhấn mạnh sự suy yếu của các đồng tiền châu Á đã kéo theo sự gia tăng chi phí cho nền kinh tế. Một đồng đôla Mỹ mạnh hơn có thể thúc đẩy lạm phát không chỉ bằng cách làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu, mà còn từ việc làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp xuất khẩu – làm tăng lượng tiền có thể được chi tiêu tại địa phương.

New Zealand là một ví dụ khác. Kỳ vọng lạm phát có có xu hướng tăng tốc ngay sau khi đồng nội tệ suy yếu, khi người dân địa phương phải đối mặt với mức giá cao hơn cho những thứ họ không làm ở nhà, như xe hơi và máy tính, và nhận được nhiều tiền hơn từ các sản phẩm bán ra nước ngoài, dẫn đầu bởi các sản phẩm từ sữa.

Tuy nhiên câu chuyện của năm 2017 có thể khác đi khi mà cho đến nay sự phục hồi của thị trường trái phiếu nhờ kỳ vọng vào các chính sách của ông Trum đã bị nhấn chìm bởi những lo ngại bất ổn chính trị bắt nguồn từ Washington đến châu Âu, kéo đồng bạc xnah giảm theo.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư ở hầu hết các thị trường châu Á đều không chờ đợi nhiều vào sự phản ứng từ các NHTW châu Á. Nguyên nhân do lãi suất của Malaysia và Thái Lan đã được nâng lên từ cuối năm 2016, trong khi NHTW Úc, New Zealand và Ấn Độ lại di chuyển xuống, còn Hàn Quốc được dự báo sẽ không tăng lãi suất ít nhất trong năm nay.

Đó có thể là một phần nguyên nhân khiến tất cả các đồng tiền châu Á mới nổi đều tăng mạnh so với USD từ đầu năm đến nay, ngoại trừ đồng peso của Philippines chỉ tăng 0,8%. Theo đó, đồng won đã tăng hơn 5%, dẫn đầu trong nhóm; đôla Úc và đôla New Zealand cũng từng tăng hơn 5%. Điều đó có thể làm giảm áp lực lạm phát trong những tháng tới.

Nguồn: Hoàng Nguyên/thoibaonganhang.vn