Nhưng Đảng Dân chủ cầm quyền của ông Moon đang phải đối mặt với thách thức trong việc thông qua dự luật ngân sách khi nó chỉ nắm giữ 40% trong tổng số 299 ghế của Quốc hội nên cần sự ủng hộ của hơn 30 nhà lập pháp đối lập.

Cả hai đảng đối lập - Đảng Bareun và Đảng Tự do Hàn Quốc - cho biết chi tiêu phúc lợi tăng lên có thể trở nên không bền vững và kế hoạch không đáp ứng các yêu cầu pháp lý.
Bộ tài chính cho biết, gói kích cầu này dành 5,4 nghìn tỷ won để tạo ra các dịch vụ công và dịch vụ xã hội, bao gồm lực lượng chữa cháy, giáo viên và nhân viên bưu điện. Bên cạnh đó, 2,3 nghìn tỷ won được sử dụng để trợ cấp cho việc nghỉ thai sản và cho người cao tuổi cần chăm sóc y tế.
Chính phủ ước tính rằng chi tiêu thêm sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thêm 0,2 điểm phần trăm trong năm nay, từ mức 2,6 phần trăm hiện tại. Đồng thời dự kiến sẽ có thêm ngân sách để bổ sung 71.000 việc làm cho lực lượng lao động trong khu vực công và 15.000 việc làm cho khu vực tư nhân.
“Đây là ngân sách bổ sung đầu tiên cho mục đích việc làm”, Park Chun-sup - Giám đốc ngân sách Hàn Quốc phát biểu tại một cuộc họp báo.
“Có những lo ngại về tỷ lệ thất nghiệp lớn... 10 năm trước, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thường chỉ gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp tổng thể là 3,5%, nhưng bây giờ nó cao gấp 3 lần”, Park nói.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi từ 15-29 tuổi tăng vọt lên 11,2% trong tháng 4, mặc dù nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh nhất trong 6 quý trong quý đầu năm.
Vấn đề khoảng cách thu nhập ngày càng doãng rộng và nhu cầu trong nước đang chậm lại là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là khi xuất khẩu chỉ mới bắt đầu phục hồi sau khi giảm trong gần hai năm.
Thu nhập bình quân hộ gia đình của Hàn Quốc giảm 1,1% trong quý 4/2016, mức giảm nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, trong khi tiêu dùng cá nhân chỉ tăng 0,4% trong quý đầu năm - thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế chung 1,1%.
"Liên quan đến tiêu dùng yếu, chúng tôi tin rằng việc bổ sung thêm việc làm sẽ làm tăng thu nhập và ảnh hưởng đến tiêu dùng cuối cùng”, Park nói.
Ngân sách bổ sung sẽ thêm vào ngân sách 400,5 nghìn tỷ won cho năm 2017 đã được Quốc hội thông qua cuối năm ngoái. Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch trình đề xuất ngân sách bổ sung lên Quốc hội vào ngày 7/6.
Khoảng 8,8 nghìn tỷ won của ngân sách bổ sung này sẽ được tài trợ bởi doanh thu thuế vượt quá mong đợi trong năm nay, trong khi một 1,1 nghìn tỷ won sẽ đến từ thu nhập của Chính phủ còn dư từ năm 2016. 1,3 nghìn tỷ Won còn lại sẽ được tài trợ từ các quỹ công do các công ty nhà nước quản lý, Bộ Tài chính cho biết.
“Khi đề xuất ngân sách bổ sung này, ý định của chúng tôi là để duy trì sự ổn định tài chính tốt nhất và chúng tôi không phát hành thêm nợ”, ông Park nói.
Cheon Jong-ryeol, một người tìm việc 30 tuổi, đồng ý với kế hoạch của chính phủ để tạo ra nhiều công việc của khu vực công. “Mọi người đều muốn có được một công việc dịch vụ dân sự, ý của tôi là tất cả mọi người. Tôi muốn thấy những những gì sắp đến từ chính sách này và muốn nó áp dụng”, Cheon - người vừa trở lại từ một chương trình học tiếng Anh tại Canada nói.
Giống như nhiều người khác, anh vẫn đang tìm việc, sau khi đã hoãn tốt nghiệp đại học thêm hai năm để hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc, trước khi đến Canada.
“Tất cả các công việc đều thực sự cạnh tranh, và những người bạn của tôi đã nói với tôi rằng các công việc của khu vực công đã ít phải làm đêm cũng như phải ăn tối tại văn phòng hơn, vì vậy tôi thấy mức độ cạnh tranh về việc làm của công chức càng trở nên khó khăn hơn”.
Mặc dù đề xuất ngân sách bổ sung chỉ áp dụng trong năm nay, song Chính phủ hàn Quốc cũng phải chịu áp lực tăng thuế để duy trì các chương trình phúc lợi mở rộng và để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng do sự giá hóa dân số.
Hôm thứ Năm, Lee Yong-sup - Người đứng đầu ủy ban việc làm của Tổng thống Moon cho biết Hàn Quốc cần tăng thuế để trả thêm công ăn việc làm và phúc lợi.
Lời kêu gọi trợ cấp của cính phủ ngày càng tăng khi chỉ mình ngành công nghiệp đóng tàu đã có khoảng 35.000 lao động dự kiến sẽ bị sa thải vào cuối năm nay.
Theo Bộ Lao động Hàn Quốc, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2015 đến tháng 2/2017, đã có khoảng 41.000 công nhân bị mất việc làm tại các nhà máy đóng tàu, khi nhu cầu toàn cầu giảm và giá hàng hóa sụt giảm.
Nguồn: Hoàng Nguyên/Thoibaonganhang.vn