Khảo sát của Viện quảnh lý nguồn cung (ISM) là mâu thuẫn với một khảo sát khác công bố trong ngày 4/9/2018 cho thấy sản xuất ở mức đỉnh cao và chỉ ra sự suy giảm trong những tháng tới do đồng USD mạnh. Các khảo sát gần đây cũng cho thấy sự nguội lạnh trong hoạt động sản xuất của khu vực.
Michael Pearce, một chuyên gia kinh tế của Mỹ thuộc Capital Economics, New York cho biết “sự gia tăng trong chỉ số sản xuất ISM là khó phù hợp với bằng chứng khác, mà chỉ ra tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất bắt đầu chậm lại”. “Với các đơn hàng xuất khẩu hiện nay đang suy yếu do sự gia tăng nhanh chóng của đồng USD trong vài tháng qua, chúng tôi vẫn nghĩ rằng tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất sẽ chậm lại trong vài quý tới”. ISM cho biết chỉ số hoạt động sản xuất quốc gia tăng lên 61,3 điểm trong tháng trước, số liệu tốt nhất kể từ tháng 5/2004, từ 58,1 trong tháng 7/2018. Chỉ số trên ngưỡng 50 cho thấy tăng trưởng trong sản xuất, lĩnh vực chiếm khoảng 12% của nền kinh tế Mỹ.
ISM mô tả nhu cầu vẫn mạnh, nhưng cảnh báo rằng nguồn lực và chuỗi cung ứng của quốc gia này tiếp tục gặp khó khăn. Theo ISM, những người trả lời khảo sát một lần nữa áp đảo lo ngại về hoạt động liên quan tới thuế quan, gồm thuế quan lẫn nhau sẽ tác động tới doanh thu của công ty và vị trí sản xuất hiện tại thế nào.
Chính sách thương mại “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dẫn đến một cuộc chiến thương mại leo thang với Trung Quốc và việc trả đũa thuế quan nhập khẩu với các đối tác thương mại khác gồm EU, Canada và Mexico.
Tổng thống Trump đã phòng thủ các loại thuế với thép và nhôm nhập khẩu và một loạt các hàng hóa của Trung Quốc như sự cần thiết để bảo vệ các ngành công nghiệp của Mỹ từ những gì ông nói là sự cạnh tranh không lành mạnh với nước ngoài. Các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng thuế quan này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và cắt giảm đầu tư kinh doanh và làm chậm lại đà tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Nền kinh tế này tăng 4,2% trong quý 2/2018, gần gấp đôi mức 2,2% trong quý 1/2018.
Chỉ số đồng USD tăng so với rổ tiền tệ, trong khi giá trái phiếu kho bạc Mỹ giảm.
Chỉ số phụ của đơn đặt hàng mới ISM công bố tăng lên 65,1 điểm trong tháng trước từ 60,2 điểm trong tháng 7/2018. Tuy nhiên, một thước đo của các đơn hàng xuất khẩu giảm trong tháng 8/2018, nhiều khả năng phản ánh mức tăng hơn 5% của đồng USD so với các đồng tiền của đối tác thương mại chính với Mỹ.
Chỉ số phân phối của nhà cung cấp trong khảo sát này tăng vọt lên 64,5 điểm trong tháng 8/2018, làm nổi bật sự gia tăng tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng. Chỉ số này đã đạt mức cao nhất 14 năm tại 68,2 điểm trong tháng 6/2018. Các nhà kinh tế cho biết nền kinh tế mạnh, đánh dấu bởi một thị trường lao động gần như đầy đủ việc làm cũng như thuế nhập khẩu là nguyên nhân giao hàng chậm trễ.
Chuyên gia kinh tế Ryan Sweet thuộc Moody cho biết “việc tắc nghẽn trong sản xuất sẽ hỗ trợ lạm phát, nhưng những hạn chế vẫn chưa trở nên quá ràng buộc”.
Các nhà máy báo cáo thuê thêm nhân công trong tháng trước, với sản xuất đang tăng mạnh. Báo cáo việc làm trong tháng 8/2018 sẽ được phát hành vào thứ sáu này (ngày 7/9/2018).
Trong ngành công nghiệp máy tính và sản phẩm điện tử, các nhà sản xuất cho biết hầu hết các nhà cung cấp đang chờ đánh giá lại khả năng tăng giá cho tới tháng 9/2018. Các nhà chế tạo máy móc cho biết trong khi chi phí nguyên liệu thô dường như ổn định và hầu hết các nhà cung cấp sẵn sàng và có thể ngăn cản chi phí tăng, tác động của thuế quan vẫn đáng lo ngại.
Trong một khảo sát khác, công ty số liệu Markit cho biết chỉ số sản xuất PMI của Mỹ trong tháng 8/2018 giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng tại 54,7 điểm từ 55,3 trong tháng trước đó. Các nhà sản xuất báo cáo các đơn hàng mới sụt giảm, với xuất khẩu là nguồn suy yếu chính.
Markit cho biết một số suy giảm trong hoạt động sản xuất phản ánh tình trạng thiếu đầu vào, người vận chuyển và lao động, dẫn tới tăng tiếp các việc tồn đọng. Họ cho biết thuế quan đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung và cũng thúc đẩy giá tăng. Gần 2/3 các công ty được khảo sát báo cáo giá đầu vào tăng.
Một báo cáo khác từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy chi tiêu xây dựng hầu như không tăng trong tháng 7/2018 do sự gia tăng trong xây nhà và đầu tư trong các dự án công bị lấn áp bởi sự sụt giảm mạnh trong chi tiêu tư nhân trong khu vực phi dân cư.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet