Bất ổn thương mại kéo GDP của Mỹ giảm 1%
Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED), sự bất ổn từ các cuộc cạnh tranh thương mại giữa Mỹ với nhiều nước sẽ khiến GDP của nền kinh tế số một thế giới giảm 1% đầu năm tới.
Sau 4 đợt tăng lãi suất hồi năm ngoái, lần cuối cùng vào tháng 12/2018, cuối tháng 7 vừa qua, FED đã quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản 0,25% từ biên độ 2,25-2,5% xuống biên độ 2-2,25%. Đây là lần điều chỉnh hạ lãi suất đầu tiên của FED kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, Tổng thống Trump cho rằng mức hạ này chưa đủ để kích thích tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng ở mức vừa phải
Lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đã tăng tốc trong tháng 8/2019 và các công ty tư nhân tăng cường tuyển dụng, cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục tăng trưởng ở mức vừa phải, bất chấp những căng thẳng thương mại vốn đã khiến các thị trường tài chính lo ngại về nguy cơ suy thoái.
Viện nghiên cứu nguồn cung (ISM) cho biết chỉ số hoạt động phi chế tạo của Mỹ đã tăng từ 53,7 điểm hồi tháng 7 lên 56,4 điểm trong tháng 8.
Chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) nỗ lực trấn an các nhà đầu tư nước ngoài
Hong Kong (Trung Quốc) đang nỗ lực trấn an các nhà đầu tư nước ngoài rằng dù xã hội có những ý kiến bất đồng nhưng Hong Kong vẫn là nền kinh tế an toàn, cởi mở và kết nối.
Trang quảng cáo của chính quyền Hong Kong đăng trên tạp chí Autralia Financial Review ngày 5/9 nhấn mạnh, để xử lý những bất đồng, chính quyền Hong Kong sẽ đối thoại với các đoàn thể khác nhau, cùng tìm kiếm điểm chung, giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Thông điệp khẳng định Hong Kong vẫn luôn là xã hội hòa bình và lý trí, đặc khu này chắc chắn sẽ khôi phục lại như trước đây.
Thủ tướng Johnson quyết không trì hoãn Brexit
Ngày 5/9, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố ông "thà chết" còn hơn phải trì hoãn kế hoạch đưa Anh rời Liên minh châu Âu (EU) -hay còn gọi Brexit- dự kiến vào ngày 31/10 tới. Ông Johnson đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh Hạ viện Anh vừa thông qua một dự luật có thể ngăn cản ông đưa Anh rời khỏi EU dù không đạt được thỏa thuận với Brussels, tiếp đó bác bỏ đề xuất của ông về việc tiến hành bầu cử trước thời hạn đề giải quyết bế tắc chính trị.
Thuế quan trả đũa Mỹ-Trung: Cuộc đấu tay đôi gay cấn
Mỹ đã kích hoạt đợt tăng thuế mới nhất đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc theo đúng kế hoạch, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang leo thang.
Động thái này là giai đoạn đầu tiên trong kế hoạch áp thuế 15% lên 300 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đến cuối năm nay do Tổng thống Mỹ Donald Trum phát động.
Cơ hội dành cho Australia trên thị trường kim loại hiếm
Báo cáo của Bộ Công nghiệp Australia cho biết nước này đang tìm cách phá vỡ sự thống trị của Trung Quốc đối với các loại khoáng chất quan trọng được sử dụng trong các thiết bị công nghệ cao. Báo cáo cho biết Trung Quốc hiện đang thống trị quá trình cung cấp và chế biến một loạt khoáng chất kim loại như các nguyên tố đất hiếm, vonfram, magie và cobalt. Đây là những thành phần quan trọng cho công nghệ, được sử dụng trong các sản phẩm từ điện thoại thông minh đến ắc quy và năng lượng tái tạo.
Hong Kong (Trung Quốc) công bố ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các cuộc biểu tình xảy ra trong những tháng gần đây ở Hong Kong đã tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tuyến đầu.
Sau khi đưa ra loạt biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo việc làm và tháo gỡ khó khăn cho người dân, ngày 4/9, Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) một lần nữa công bố chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ tài chính nhiều hơn để giúp họ đối phó với rủi ro suy thoái kinh tế.
Gia tăng tình trạng bất bình đẳng về kinh tế kỹ thuật số
Ngày 4/9, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) lần đầu tiên công bố Báo cáo kinh tế kỹ thuật số 2019, qua đó phác thảo những lợi ích tiềm năng to lớn, chi phí phát triển, luồng vốn và những dòng chảy dữ liệu trong nền kinh tế kỹ thuật số của thế giới.
Theo UNCTAD, sự giàu có trong nền kinh tế kỹ thuật số tập trung chủ yếu ở Mỹ và Trung Quốc, trong khi phần còn lại của thế giới bị tụt lại phía sau.
UBS cảnh báo kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái
Ngân hàng UBS cảnh báo nền kinh tế Mỹ sẽ chững lại và có khả năng rơi vào suy thoái ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 do cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Theo báo cáo, ngân hàng UBS đã hạ mức dự báo về chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng như mức tăng trưởng việc làm.
Mỹ tuyên bố áp thuế với thép xây dựng nhập khẩu từ Trung Quốc, Mexico
Ngày 4/9, Mỹ tuyên bố áp các mức thuế mới đối với mặt hàng thép xây dựng nhập khẩu từ Trung Quốc và Mexico tổng trị giá hơn 1 tỷ USD, cho rằng các nhà sản xuất tại hai nước này bán phá giá sản phẩm trên thị trường Mỹ.
Kết luận trên của Bộ Thương mại Mỹ mới chỉ là sơ bộ và có thể bị hủy bỏ. Thông báo được đưa ra sau một quyết định tương tự hồi tháng 6 vừa qua liên quan sản phẩm nhôm hợp kim nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá gần 1 tỷ USD.
EU cảnh báo nguy cơ Brexit "cứng" ngày càng tăng
EU hiện không thấy bất cứ phương án nào thay thế cho cái gọi là "điều khoản chốt chặn Ireland " trong thỏa thuận Brexit, đồng thời cảnh báo nguy cơ Brexit "cứng” ngày càng gia tăng.
Trong văn kiện hoạch định Brexit mới nhất, Ủy ban châu Âu (EC) nhấn mạnh: "Điều khoản chốt chặn là giải pháp duy nhất được xác định để đảm bảo Thỏa thuận thứ Sáu tốt đẹp, đảm bảo phù hợp với các quy định luật pháp quốc tế và duy trì sự toàn vẹn của thị trường nội khối này".
Ngành chế tạo Mỹ suy giảm lần đầu tiên trong ba năm qua
Hoạt động của ngành chế tạo Mỹ trong tháng 8 đã suy giảm lần đầu tiên trong 3 năm qua với số đơn đặt hàng và thuê mướn nhân công giảm do căng thẳng thương mại đang làm suy mòn lòng tin kinh doanh.
Viện Quản lý nguồn cung (ISM) cho biết chỉ số hoạt động chế tạo của Mỹ trong tháng 8 đã giảm từ 51,2 điểm hồi tháng 7 xuống 49,1 điểm.
Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 1/2016 và là tháng thứ 5 liên tiếp có chỉ số này giảm. Trước đó, các nhà kinh tế đã dự báo chỉ số này trong tháng 8 sẽ giảm xuống 51 điểm.
Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ cứng rắn hơn nếu Trung Quốc kéo dài đàm phán thương mại
Tổng thống Mỹ cảnh báo Washington sẽ "cứng rắn hơn" trong đàm phán nếu Bắc Kinh kéo dài đàm phán cho đến nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông.
Ngày 3/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹp, song ông vẫn cảnh báo rằng Washington sẽ "cứng rắn hơn" trong đàm phán nếu Bắc Kinh kéo dài đàm phán cho đến nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông.
Trung Quốc khiếu nại Mỹ lên WTO về vấn đề áp thuế mới
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 2/9 cho biết nước này đã khiếu nại Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Trung Quốc.
Tuyên bố nhấn mạnh Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ các quyền hợp pháp của mình theo các quy định của WTO.
Động thái trên được đưa ra một ngày sau khi đợt thuế bổ sung của Mỹ áp với hàng hóa của Trung Quốc chính thức có hiệu lực.
Mỹ - Trung Quốc thực hiện tăng thuế theo kế hoạch đề ra
Ngày 1/9, Mỹ sẽ kích hoạt đợt tăng thuế mới đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc theo đúng kế hoạch đề ra, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang đẩy mạnh chiến dịch gây áp lực lớn hơn để đạt được một thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh.
Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), kể từ 11h01 ngày 1/9 (theo giờ Việt Nam), Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ sẽ bắt đầu thu thuế ở mức 15% đối với số hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD.
Nguồn: VITIC Tổng hợp

Nguồn: Vinanet