Sản lượng theo giờ của mỗi công nhân giảm 0,5% trong quý 2 so với năm trước, sụt giảm quý thứ 3 liên tiếp đã đưa nền kinh tế này vào quỹ đạo suy giảm năng suất dài nhất kể từ thời kỳ của tình trạng lạm phát đình đốn, khi một nền kinh tế suy yếu và lạm phát cao trùng với 4 quý liên tiếp sản lượng của mỗi công nhân giảm.
Tăng trưởng trong sản lượng trung bình hàng giờ của mỗi công nhân là dưới 1% từ 1979 tới 1983, do Fed tiến hành cuộc chiến chống lại lạm phát tràn lan với lãi suất méo mó mà đã gây ra một cuộc suy thoái và thất nghiệp ngày càng tăng.
Số liệu năng suất mới nhất đã kéo mức trung bình hiện nay giảm thập chí thấp hơn, xuống chỉ 0,5% mỗi năm so với 5 năm qua, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 1,5%.
Hơn nữa, tăng trưởng chi phí lao động hiện nay là một phần của những gì trong thời kỳ lạm phát đình đốn. Vì thế nếu xu hướng hiện nay duy trì – và không có gì trong bình luận của Fed gần đây cho thấy các nhà hoạch định chính sách tin tưởng họ mong đợi khác hơn – nghĩa là ngân hàng trung ương này có lý do mạnh khác để không tăng lãi suất.
Trong một phỏng vấn gần đây, nhà kinh tế Bob Gordon tại đại học Northwestern, người tin tưởng xu hướng năng suất lao động được thúc đẩy bởi các yếu tố như độ tuổi của dân số Mỹ và sẽ không dễ dàng thay đổi bởi việc đưa ra sự cải tổ công nghệ mới, ông cho biết sự sụt giảm này đưa ra một hạn chế về khả năng quản lý nền kinh tế.
Năng suất lao động được gắn chặt với tiềm năng xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế này, với khả năng để tạo ra tiền lương tốt hơn và chuẩn sống ngày càng tăng, và với tốc độ tạo việc làm và lạm phát.
Tăng trưởng năng suất lao động giảm là một lý do các quan chức Fed giảm dự báo của họ đối với tăng trưởng kinh tế, và hiện nay ước tính tăng trưởng bền vững dài hạn khoảng 2% hàng năm.
Các nhà kinh tế của Barclay cho biết số liệu mới nhất này cho thấy ngay cả những dự báo đã giảm này có thể là quá lạc quan.
Tăng trưởng năng suất lao động thấp hơn nghĩa là các công ty cần thuê thêm nhân công khi mỗi công nhân sản xuất ít hơn – miễn là nhu cầu hàng hóa và dịch vụ vẫn mạnh.
Bất lợi có thể là lạm phát, thông qua số liệu gần đây đã đưa ra một bức tranh lộn xộn không rõ chi phí lao động của đơn vị đang tăng nhanh hơn hay không. Vì thế, lạm phát tổng thể đã được chế ngự, thấp dưới mục tiêu 2% của Fed.
Lãi suất thấp có thể vẫn chứng tỏ lợi ích cho tăng cường đầu tư, nghiên cứu chi tiêu và công ty mới khởi nghiệp, tất cả các yếu tố đó bên lề đó nên cung cấp năng suất tăng cao hơn. Nhưng trong hoạt động dài hơi, tăng trưởng của năng suất lao động là một vấn đề phần lớn ngoài tầm kiểm soát của Fed, gắn chặt hơn với những yếu tố như tốc độ đổi mới của nền kinh tế, đầu tư trong nghiên cứu cơ bản và cải tiến trong giáo dục tổng thể.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet